Theo tiến sĩ Lakeisha Richardson, bác sĩ sản phụ khoa ở Mississippi (Mỹ), chu kỳ kinh nguyệt trung bình của phụ nữ là 21 - 35 ngày và kéo dài từ 2 - 7 ngày. Nếu chu kỳ này chuyển thành 2 lần trong một tháng thì cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Có khoảng 40-60% phụ nữ gặp phải tình trạng này.
Dưới đây là các nguyên nhân và giải pháp giúp bạn điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Dùng thuốc ngừa thai không đúng cách
Sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách có thể phá vỡ nội tiết tố gây rong kinh. Ảnh: Thesun
|
Theo bác sĩ Richardson, việc sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách, hay uống không đủ liều, là một trong những nguyên nhân khiến rong kinh.
Tuy nhiên, loại rong kinh này không phải là một trường hợp khẩn cấp hay nguy hiểm. Do đó, chỉ cần sử dụng thuốc ngừa thai theo chỉ định của bác sĩ sẽ cải thiện được tình trạng này. Lưu ý, nên dùng một phương pháp ngừa thai để tránh mang thai cho đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Mang thai
Bác sĩ Alyssa Dweck, tác giả quyển sách “The Complete A to Z for Your V” cho biết một số phụ nữ sẽ bị rong kinh khi mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Các lý do khiến chị em dễ rong kinh trong thời gian này là tập thể dục nặng, quan hệ tình dục hoặc do những tổn thương (lành tính) có thể phát triển bên trong tử cung hoặc cổ tử cung gây chảy máu tự nhiên.
Ngoài ra, một số ít trường hợp rong kinh do mang thai ngoài tử cung. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy đi khám bác sĩ để siêu âm, sớm phát hiện và loại bỏ nguồn tác nhân gây rong kinh. Đồng thời, việc điều trị sớm cũng giảm thiểu các khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.
U xơ tử cung.
U xơ tổn thương lành tính hoặc khối u phát triển trong tử cung là một trong những nguyên nhân gây rong kinh. Theo bác sĩ Dweck, quan hệ tình dục chạm vào các khối u xơ có thể gây đau, đau lưng, đầy bụng, thậm chí chảy máu.
Bạn nên đi đến bác sĩ sản phụ khoa để siêu âm, sinh thiết hoặc nội soi tử cung để loại bỏ các tác nhân gây rong kinh, bảo vệ sức khỏe.
Vùng kín bị viêm nhiễm
Nhiễm trùng vùng kín và cổ tử cung khởi phát do nhiễm vi khuẩn trichomonas có thể gây rong kinh. Hãy đi khám bác sĩ sản phụ khoa để được điều trị nhanh chóng và hiệu quả bằng các loại thuốc kháng sinh kê đơn.
Rối loạn tuyến giáp
Các vấn đề về tuyến giáp có thể gây ra sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Ảnh: Medicalnewstoday
|
Tuyến giáp là bộ phận có vai trò kiểm soát kinh nguyệt và rụng trứng. Do đó, khi tuyến giáp hoạt động kém hoặc quá mức có thể khiến bạn bị rong kinh. Rong kinh do rối loạn tuyến giáp thường đi kèm với các triệu chứng lo lắng, giảm cân bất ngờ, tim đập nhanh, táo bón,… Lúc này, hãy đi khám bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm máu, chẩn đoán bệnh chính xác. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc chỉ đinh phẫu thuật tùy vào tình trạng bệnh.
Đa nang buồn trứng
Đa nang buồn trứng là tình trạng có nguyên nhân từ sự mất cân bằng nội tiết tố, gây ra triệu chứng chảy máu bất thường (rong kinh). Ngoài ra, còn xuất hiện các triệu chứng khác như mụn trứng cá, cân nặng tăng – giảm thất thường.
Trong trường hợp này, hãy nhanh chóng đi khám phụ khoa, siêu âm và xét nghiệm máu. Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tránh thai, thực hiện liệu pháp progesterone để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, quá trình điều trị sẽ kết hợp với thực hiện lối sống khoa học để sớm cải thiện tình trạng bệnh.
Tiền ung thư hoặc ung thư
Tiến sĩ Dweck cho rằng các khối u phát triển ở tử cung, cổ tử cung có thể gây chảy máu bất thường. Một nghiên cứu còn phát hiện ra rằng chu kỳ kinh nguyệt không đều gây nguy cơ cao dẫn đến ung thư buồng trứng. Do đó, cần đi khám bác sĩ, thực hiện sinh thiết tử cung, cổ tử cung để sớm phát hiện bệnh.
Căng thẳng nghiêm trọng
Mỗi tháng, não sẽ kích thích buồng trứng rụng trứng. Khi gặp phải căng thẳng ở mức độ cao, não bộ bị tác động nên sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ra rong kinh. Để cải thiện tình trạng này, hãy tập thể dục nhẹ nhàng, đi dạo bộ, tập yoga, trò chuyện với bạn bè,… giải tỏa căng thẳng.
Thời gian sinh hoạt bị thay đổi
Di chuyển liên tục và thay đổi múi giờ sẽ khiến nhịp sinh học của bạn thay đổi. Điều này có thể gây ra sự thay đổi hormone kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt.
Để cải thiện tình trạng này, tốt nhất hãy tận dụng tối đa giấc ngủ bạn có được bằng cách ngăn chặn tiếng ồn, tránh sử dụng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ.
Mãn kinh
Tiến sĩ Masterson cho biết, tiền mãn kinh có thể gây ra tình trạng rong kinh, thậm chí rất thường xuyên. Bên cạnh đó, rong kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ kèm theo các triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, khó ngủ.
Hầu như bạn không thể chấm dứt tình trạng này. Tốt nhất, bạn nên uống thuốc để tăng mức estrogen để giảm bớt các triệu chứng của mãn kinh, đồng thời giảm mất xương trong thời gian này.
Tăng – giảm cân thất thường
Việc tăng hoặc giảm cân thất thường và luyện tập thể dục quá mức có thể gây ra sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Hãy đi kiểm tra sức khỏe và lắng nghe tư vấn của bác sĩ để chấm dứt tình trạng rong kinh.
Bị lạc nội mạc tử cung
Thường xuyên đi khám bác sĩ sản phụ khoa để ngăn ngừa tình trạng rong kinh. Ảnh: Medicalnewstoday
|
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng một số niêm mạc tử cung bị mắc kẹt bên ngoài tử cung, gây ra rong kinh. Thậm chí, khi bị rong kinh vì lạc nội mạc tử cung, bạn sẽ gặp phải cảm giác đau đớn, buồn nôn, mệt mỏi, đau khi quan hệ tình dục.
Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây rong kinh. Nếu rong kinh do lạc nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tránh thai hoặc thực hiện một liệu pháp hormone khác giúp giảm đau và làm chậm sự phát triển của mô nội mạc tử cung.
(Theo Womenshealth)
Nguồn: https://www.womenshealthmag.com/health/a19976956/period-twice-in-one-month/