Nguyên nhân gây ra tình trạng nháy mắt khó chịu và cách khắc phục

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Hầu như ai cũng đã từng gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Thông thường, triệu chứng này ít có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, nhưng lại gây khó chịu không rõ nguyên nhân.

Co giật mí mắt – hay còn gọi là myokymia – xảy ra do sự co thắt không chủ ý của các cơ tại mí mắt. Tình trạng này hoàn toàn không thể đoán trước, thường kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí trong trường hợp hiếm hoi có thể kéo dài đến cả tháng. Co giật mí mắt không gây đau và thường tự khỏi, không cần điều trị đặc biệt. Sau đây là một số nguyên nhân có thế dẫn đến tình trạng này.

1. Sử dụng thiết bị công nghệ quá thường xuyên

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Với đặc thù công việc, những người làm văn phòng thường xuyên phải nhìn quá lâu vào màn hình máy tính, điện thoại mà không có thời gian nghỉ. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chứng co giật mí mắt.

Với trường hợp này, bạn hãy thử làm theo quy tắc 20-20-20. Cụ thể, bạn để mắt tránh xa khỏi màn hình sau mỗi 20 phút làm việc bằng cách tập trung nhìn vào một thứ cách bạn 20 feet (hơn 6 mét) trong 20 giây hoặc lâu hơn.

2. Thiếu ngủ

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Thiếu ngủ khiến mắt không được nghỉ ngơi đầy đủ, từ đó gây ra tình trạng cơ mắt phải làm việc quá tải.

Nếu xác định nguyên nhân co giật mí là do chất lượng giấc ngủ, bạn có thể khắc phục dễ dàng bằng cách thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

3. Căng thẳng

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Căng thẳng và áp lực kéo dài cũng được coi là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra chứng co thắt các cơ mí mắt.

Để cải thiện tình trạng, bạn có thể thử các động tác yoga và các bài tập thở. Không chỉ giảm triệu chứng nháy mắt, phương pháp này còn giúp bạn cân bằng cảm xúc và giải tỏa căng thẳng.

4. Chế độ ăn uống kém khoa học

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Nếu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tình trạng co giật mí mắt sẽ xuất hiện. Vitamin và khoáng chất là các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ bắp và hệ thần kinh của con người, làm ổn định các nhóm cơ, trong đó có cơ mắt.

Vì vậy, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng, tránh xa các loại đồ ăn nhanh và chất kích thích. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các vấn đề về cơ cũng được cải thiện đáng kể.

5. Lạm dụng caffeine

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Hàm lượng caffein cao là một trong những nguyên nhân gây kích ứng mí mắt phổ biến nhất.

Nếu có thói quen lạm dụng chất này, bạn thử cắt giảm lượng cà phê, trà và đồ uống có chứa caffein trong một vài tuần để đánh giá hiệu quả.

6. Dị ứng

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Những người có tiền sử dị ứng thường chảy nước mắt thường xuyên, dụi mắt nhiều hơn dẫn đến kích ứng và co giật các cơ quanh mắt.

Trường hợp này bạn nên hạn chế tối đa việc cho tay lên mắt để tránh vi khuẩn xâm nhập. Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt để điều trị.

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bạn có thể thử các cách sau.

1. Chườm ấm

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn hoặc vải sạch, làm ướt bằng nước ấm. Sau đó, bạn đắp khăn che kín mắt. Khi khăn nguội, bạn nhúng lại vào nước ấm và giữ trên mắt đến khi cơn co giật biến mất hoàn toàn.

2. Bài tập mắt

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Với động tác này, bạn nhắm chặt mắt trong một phút, dồn lực vào phần cơ đang bị co thắt. Sau đó, bạn thư giãn mắt trong 10 giây và lặp lại thêm 3 lần nữa.

3. Xoa bóp mí mắt dưới

Ảnh: BrightSide

Ảnh: BrightSide

Với cách massage này, bạn có thể cải thiện tuần hoàn quanh mắt và kích thích các cơ. Để thực hiện, bạn dùng ngón tay giữa xoa bóp nhẹ mi mắt dưới theo chuyển động tròn, liên tục trong khoảng 30 giây.

Bên cạnh đó, bạn nên tìm kiếm trợ giúp y tế nếu gặp các triệu chứng như co giật kéo dài, mí mắt bị tê liệt khi co giật, sụp mí, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến các vùng cơ khác trên khuôn mặt.

Theo BrightSide