Nguyên nhân bất ngờ gây nên những trường hợp dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ em

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các chuyên gia khoa học từ Đại học Southern Denmark (Đan Mạch) và Đại học Stanford (Hoa Kỳ) đã cùng nghiên cứu mối liên hệ giữa thuốc điều trị bệnh tiểu đường và những trường hợp dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ em.
Nguyên nhân gây nên dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ em
Nguyên nhân gây nên dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở trẻ em

Theo một nghiên cứu được công bố trong Tập san Khoa học Annals Of Internal Medicine, Metformin, thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2 vô cùng phổ biến trên thế giới, có khả năng làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Đây là nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia khoa học từ Đại học Southern Denmark (Đan Mạch) và Đại học Stanford (Hoa Kỳ).

Cụ thể, việc nam giới sử dụng Metformin trong khoảng ba tháng trước khi tinh trùng gặp trứng sẽ dẫn đến hơn 40% trẻ em bị dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở bộ phận sinh dục, cao gấp 3 lần so với những trường hợp khác. Về dị tật này, có thể kể đến như chứng hẹp bao quy đầu, biểu hiện khi niệu đạo bị tắc, không thể dẫn nước tiểu hoặc tinh dịch ra ngoài dương vật.

Những trẻ em bị như vậy chỉ chiếm 0.9% trên tổng số có cha ruột từng sử dụng Metformin trước khi thụ thai 3 tháng, nhưng cả thế giới lại có đến hàng chục triệu người sử dụng loại thuốc đó. Đồng nghĩa với việc, hàng chục hoặc hàng trăm nghìn trẻ em sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Các chuyên gia khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên hơn 1,1 triệu ca sinh ở Đan Mạch từ năm 1997 đến năm 2016, so sánh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh dựa trên việc cha mẹ của chúng có tiếp xúc với thuốc tiểu đường.

Kết quả cho thấy, trong 1451 con của những nam giới đã sử dụng Metformin trước thời kỳ tinh trùng được tạo ra và thụ thai 90 ngày, có khoảng 5,2% trẻ em bị dị tật bẩm sinh so với 3.3% ở những trẻ không bị phơi nhiễm; Có khoảng 0.9% trẻ em bị dị tật ở bộ phận sinh dục so với 0.24% ở những trẻ không bị phơi nhiễm. Nghĩa là, cứ 13 bé trai tiếp xúc với Metformin thì sẽ có 1 bé bị nhiễm bệnh, tuy nhiên, sau khi điều chỉnh những yếu tố tác động như độ tuổi và tình trạng hút thuốc của cha mẹ, trường hợp trẻ em nhiễm bệnh tăng gấp 3,39 lần.

Mặc dù vậy, Germaine Buck Louis, một nhà dịch tễ học sinh sản tại Đại học George Mason, người đã viết một bài xã luận kèm theo báo cáo đã nhấn mạnh rằng, những báo cáo về phát hiện này chỉ là sơ bộ, kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, các chuyên gia khoa học vẫn cần thêm thời gian để chứng thực. Vì vậy, những bệnh nhân tiểu đường không nên đột ngột ngừng Metformin trước khi cố gắng thụ thai.

Tác giả đầu tiên của bài báo, Maarten Wensink, một nhà dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Southern Denmark cũng nói thêm: "Metformin là một loại thuốc an toàn, rẻ tiền và hữu ích... Bất kỳ sự thay đổi nào về thuốc đều là một quyết định phức tạp".