Yaroslav Goncharov, một lập trình viên tốt nghiệp Đại học bang ST. Peterburg, Nga từng làm việc tại mảng phát triển phần mềm Windows Mobiles của Microsoft. Ông cũng là đồng sáng lập của Yandex, một công ty Internet hàng đầu của Nga đã được Google mua lại với giá 38 triệu USD. Thương vụ này đã khiến Yaroslav trở nên giàu có.
Nhưng thành công lớn nhất (cũng gây tranh cãi nhiều nhất) của Yaroslav Goncharov là việc tạo ra ứng dụng “biến hình” hot nhất mạng xã hội hiện nay: FaceApp.
Wireless Lab, công ty sở hữu FaceApp là một công ty chỉ có khoảng 12 nhân viên. Tuy nhiên, “nhỏ mà có võ”, Wireless Lab đã tạo ra một ứng dụng khiến cả thế giới phải xôn xao, một ứng dụng sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để thay đổi khuôn mặt từ già thành trẻ hoặc ngược lại hay thay đổi giới tính.
Ảnh: Esquire
|
Ứng dụng này đã nhanh chóng chiếm sóng bảng xếp hạng tải về cho cả điện thoại chạy HĐH Android và iOS trong tuần qua sau khi những ngôi sao nổi tiếng có hàng triệu lượt theo dõi như Dwyane Wade, Drake và Iggy Azalea thực hiện “Thử thách FaceApp”và đăng ảnh “già hóa” của mình lên mạng xã hội.
Dù vậy, FaceApp cũng gây ra không ít lo ngại về vấn đề bảo mật dữ liệu cho người dùng. Nhiều người băn khoăn về mục đích đằng sau người tạo ra ứng dụng. Nhiều người cho rằng FaceApp không chỉ truy cập vào các bức ảnh được chọn mà nó còn "đột nhập" vào toàn bộ tệp ảnh từ camera điện thoại của người dùng.
Nhiều quan chức Mỹ băn khoăn rằng tất cả các dữ liệu của người dùng mà FaceApp đã truy cập vào có bị dùng vào mục đích gián điệp hay không. Cách đây khoảng một tuần, Thượng Nghị sĩ Chuck Schumer đã kêu gọi FBI mở cuộc điều tra nhắm vào FaceApp.
Sau một loạt nghi ngại liên quan đến “con đẻ” của mình, ông chủ Goncharov hứa hẹn sẽ minh bạch hơn trong chính sách bảo mật dữ liệu của mình. Goncharov cho biết thời điểm đó, anh bị choáng ngợp khi nhận được khoảng 200 cuộc gọi trong vòng 3 giờ. Điều này khiến không chỉ Goncharov mà cả Wireless Lab không thể làm việc như bình thường.
Chủ nhân Goncharov cho biết công ty đang có kế hoạch thay đổi các điều khoản và chính sách của ứng dụng nhằm xoa dịu những nghi ngại gần đây của người dùng về quyền riêng tư. Các điều khoản hiện tại cấp cho FaceApp quyền sở hữu gần như hoàn toàn đối với các bức ảnh của người dùng gửi đến như chỉnh sửa thậm chi bán bức ảnh theo ý muốn mà không cần đến sự đồng ý từ chủ nhân bức ảnh.
Ông Goncharov đã “ghen tỵ” rằng chính sách bảo mật của chúng tôi rất giống với Instagram của Facebook, “vậy tại sao không ai buộc tội Instagram của Facebook”? “FaceApp không phải là ứng dụng duy nhất khiến người dùng lo lắng về quyền riêng tư. Một số ứng dụng khác đã thu thập nhiều dữ liệu của người dùng hơn cả FaceApp”, ông nói thêm.
Ngoài ra, Goncharov cũng không quên nhấn mạnh rằng hình ảnh không được sử dụng cho bất kỳ mục đích thương mại nào và hầu hết chúng sẽ được xóa khỏi máy chủ trong vòng 48 giờ kể từ ngày tải lên. Về lý do tại sao công ty lưu trữ hình ảnh trong 48 giờ, CEO 40 tuổi cho biết nhiều người dùng không muốn phải tải lên lại ảnh mỗi khi áp dụng bộ lọc mới. Vì vậy, chúng sẽ được lưu trên máy chủ tạm thời.
FaceApp có nguy cơ phải đối mặt với cuộc điều tra từ chính phủ Mỹ với lý do lo ngại về quyền riêng tư và an ninh quốc gia. Ảnh: Forbes
|
Tại Microsoft vào đầu những năm 2000, Goncharov đã nhận ra tương lai của smartphone. Anh là nhà phát triển phần mềm trên Windows Mobile từ rất lâu trước khi iPhone và điện thoại Android trở nên phổ biến.
Bên cạnh đó, anh còn là đồng sáng lập công ty Yandex được bán lại cho Google của Nga với giá 38 triệu USD năm 2011. Nhà sáng lập FaceApp không tiết lộ số tiền kiếm được từ thương vụ này nhưng anh cho biết mình đã có đủ tiền đề lập công ty riêng và không phải quá lo lắng trong việc kêu gọi đầu tư.
Trong thời gian làm việc tại Microsoft và Yandex, Goncharov bị mê hoặc bởi loại phần cứng và phần mềm có khả năng học và xử lý thông tin như não người. Ông đặc biệt bị thu hút bởi ý tưởng rằng một thuật toán có thể tạo ra một khuôn mặt từ các thuộc tính được đưa ra nhất định như giới tính hoặc màu tóc.
Sau khi rời Yandex, Goncharov chuyển sang tạo ra các sản phẩm của riêng mình, một trong số đó là công cụ thử nghiệm Wi-Fi khách sạn gặt hái được thành công nhất định. Tuy nhiên, vì muốn tạo ra sản phẩm hình ảnh khuôn mặt sử dụng AI, anh bắt đầu FaceApp năm 2016 và ra mắt ứng dụng này năm 2017.
Thành công trong tranh cãi
Với FaceApp, bạn có thể tuy chọn biến khuôn mặt mình thành già, trẻ thậm chí là thay đổi giới tính. Ảnh: BBC
|
Với hàng triệu người trên khắp thế giới say mê FaceApp, Goncharov đã nhanh chóng lập kế hoạch kinh doanh. Ý tưởng là người dùng sẽ trả tiền cho một trình chỉnh sửa ảnh tự động của FaceApp, không có quảng cáo gây khó chịu và được dùng một số tính năng cao cấp khác.
Nỗ lực của nhà sáng lập FaceApp đã được đền đáp. Mặc dù không cung cấp dữ liệu chi tiết, ông tuyên bố FaceApp đã có lợi nhuận ngay từ lần đầu tiên ra mắt vào hai năm về trước với mức tăng trưởng và doanh thu tốt. “Công ty có thể dễ dàng nhận được sự đầu tư đến từ các “ông lớn của Thung lũng Silicon” nhưng chúng tôi đã đủ lực tự phát triển”, ông Goncharov cho biết.
Goncharov từ chối tiết lộ doanh thu của công ty và số lượng người dùng trả tiền cho ứng dụng. Ông chủ FaceApp chỉ cho biết có khoảng 1% khách hàng đang trả tiền cho ứng dụng này. Dựa vào số lượt tải xuống trên Google Play, có khoảng 100 triệu người đã đăng ký ứng dụng thay đổi khuôn mặt, chỉ cần 1% người dùng trả tiền với mức phí 3,99 USD/tháng thì công ty cũng có thể kiếm được ít nhất 4 triệu USD mỗi năm. Đây là một thành tích không tệ đối với một công ty có số nhân viên và quy mô khiêm tốn như vậy.
Theo Forbes