Ngoại trưởng Nga Lavrov nói rất nhiều lính Mỹ đã có mặt ở Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Năm 2022 sắp hết, xung đột Nga-Ukraine vẫn chưa ngã ngũ, Mỹ và các nước phương Tây liên tục viện trợ vũ khí, trang thiết bị cho Ukraine. Vào thời điểm quan trọng này, một số khá lớn lính Mỹ đã vào Ukraine.
Vũ khí cùng chuyên gia quân sự Mỹ được vận chuyển tới Ukraine (Ảnh: QQ).
Vũ khí cùng chuyên gia quân sự Mỹ được vận chuyển tới Ukraine (Ảnh: QQ).

Ngày 29/12, Hãng tin Nga TASS đưa tin Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn với chương trình "Game of Wisdom" của Kênh 1 truyền hình Nga (Первый Канал) hôm thứ Tư (28/12) rằng hiện đã có hàng trăm binh sĩ Mỹ vào đóng quân ở Ukraine và Phòng tùy viên quân sự Mỹ tại Kiev đang tổ chức cho những lính Mỹ này trực tiếp cung cấp dịch vụ tư vấn cho quân đội Ukraine.

Về thân phận chính thức của những binh sĩ Mỹ này và loại hoạt động chống Nga mà họ đang tham gia, ông Lavrov chỉ ra rằng "hàng trăm binh sĩ Mỹ đang ở Ukraine", trong đó "các quan chức của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) sử dụng ít nhất một tầng tòa nhà trụ sở Cục An ninh Quốc gia Ukraine". Theo ông Lavrov, hiện có một văn phòng tùy viên quân sự quy mô rất lớn của Mỹ ở Kiev và “các chuyên gia quân sự này rõ ràng không chỉ đơn giản là đến thăm Bộ Quốc phòng Ukraine, mà họ đang bằng cách nào đó đưa ra những tư vấn trực tiếp cho quân đội Ukraine đang chiến đấu trên tiền tuyến, và họ thậm chí có thể không chỉ tư vấn mà thôi."

Hình ảnh được cho là binh sĩ Mỹ tham chiến bên cạnh lính Ukraine (Ảnh: QQ).

Hình ảnh được cho là binh sĩ Mỹ tham chiến bên cạnh lính Ukraine

(Ảnh: QQ).

Điều ông Lavrov nói đã rất thẳng thừng, những binh sĩ Mỹ này có thể không chỉ là cố vấn cho quân đội Ukraine mà thậm chí có thể đã đích thân tham gia các hoạt động tác chiến chống lại Nga. Điều đáng chú ý là cách đây không lâu, Lầu Năm Góc cũng tuyên bố sẽ tăng đáng kể quân số Mỹ tại Ukraine, lý do được đưa ra là bố trí thêm quân Mỹ tại Ukraine để giám sát dòng di chuyển của vũ khí, thiết bị viện trợ để ngăn chặn chúng chảy ra chợ đen.

Thực ra, cái gọi là giám sát dòng chảy vũ khí và thiết bị là một thủ đoạn do chính người Mỹ bày ra để tự lừa dối chính mình và những người khác, nó chỉ là cái cớ để Mỹ trực tiếp đưa quân đến Ukraine. Nhưng việc Mỹ trực tiếp đưa quá nhiều quân đến Ukraine sẽ không chỉ khơi dậy sự cảnh giác của Nga mà còn khiến dư luận thế giới chú ý.

Trên thực tế, không chỉ có một số lượng lớn lính Mỹ ở lại Ukraine, mà hiện còn có ít nhất 250 “lính tình nguyện” mà Nga gọi là “lính đánh thuê” Mỹ đang chiến đấu với quân đội Nga ở Bakhmut, tâm điểm của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Được biết, khoảng 250 lính đánh thuê từ PMC (Private Military Company/ Contractor – Công ty quân sự tư nhân) của Mỹ được cho là đang giúp lực lượng vũ trang Ukraine đóng tại Bakhmut phòng thủ thành phố này. Trong số 250 người có chuyên gia các loại về hưu, cựu quân nhân và cựu sĩ quan quân đội Mỹ đã xuất ngũ.

Hôm 21/12, ông Joe Biden công bố quyết định cung cấp hệ thống phòng không tiên tiến Patriot cho Ukraine (Ảnh: DPA).

Hôm 21/12, ông Joe Biden công bố quyết định cung cấp hệ thống phòng không tiên tiến Patriot cho Ukraine (Ảnh: DPA).

Các “lính đánh thuê” Mỹ bắt đầu tích cực đến Bakhmut vào khoảng tháng 11, khi đó lực lượng vũ trang Ukraine đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng do thiếu dữ liệu về tình hình tác chiến. Hiện số lượng chính xác lính Mỹ đồn trú tại Bakhmut vẫn chưa được biết, nhưng hầu hết các “lính đánh thuê” đều đóng ở trung tâm thành phố, nơi tuyến đầu của cuộc giao tranh.

Có ý kiến nghi ngờ, trong đám “lính đánh thuê” Mỹ này, liệu có lính Mỹ đang tại ngũ cởi bỏ quân phục trá hình? Ít nhất về mặt kỹ thuật, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Điều đáng chú ý là, một số lượng lớn quân Mỹ vào Ukraine là một tin xấu đối với Nga, nhưng ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng đã thông báo một tin tốt. Theo hãng thông tấn Nga Sputnik, ông Lavrov hôm thứ Tư (28/12) xác nhận rằng phía Mỹ đã liên lạc với Nga qua con đường ngoại giao, nói rõ rằng họ không có ý định cử các chuyên gia tên lửa Patriot tới Ukraine vì không muốn và sẽ không chiến tranh trực tiếp với Nga.

Vào thứ Tư tuần trước (21/12), khi Tổng thống Joe Biden gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng, ông đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ lần đầu tiên cung cấp cho Ukraine hệ thống phòng không Patriot tiên tiến, "sẽ chi 850 triệu USD để viện trợ an ninh cho Ukraine và 1 tỷ USD cho sự phát triển hệ thống phòng không."

Hiện tại, Mỹ đã tập hợp các nước NATO và điều thêm hàng chục nghìn quân tới các nước xung quanh Ukraine, thậm chí ngay cả Sư đoàn kỵ binh 101 tinh nhuệ nhất cũng đã được tập kết ở biên giới Ba Lan. Mấy trăm lính Mỹ ở Ukraine dù số lượng còn hạn chế nhưng cũng đủ khiến người Nga “ném chuột sợ vỡ bình”!