Chế độ "ban đêm" trên những chiếc smartphone có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Hầu hết những chiếc smartphone trên thị trường hiện nay đều được trang bị chế độ này. Ở một vài thời điểm nào đó, khi bạn đang nằm trên giường xem phim, chơi game hay nhắn tin thì máy sẽ đề nghị bạn kích hoạt chức năng ban đêm, qua đó màn hình của bạn sẽ chuyển dần sang ánh sáng vàng. Tác dụng của chế độ ban đêm là để giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn.
Mới đây, tiến sĩ Tim Brow vừa đưa ra một công bố trên tờ Current Biology cho rằng chế độ ban đêm không thực sự có tác dụng giúp người dùng ngủ ngon hơn. Nghiên cứu này được Tim Brow thực hiện trên những con chuột và nó cho ra kết quả là ánh sáng vàng ở chế độ "ban đêm" không những không giúp người dùng ngủ ngon hơn mà trên thực tế nó còn đi phản lại tác dụng.
Nếu ánh sáng vàng không thực sự có tác dụng, vậy thì ý tưởng về chế độ "ban đêm" bắt nguồn từ đâu ? Ý tưởng này xuất phát từ khoảng 20 năm về trước khi các nhà khoa học phát hiện ra vai trò của melanopsin - một loại protein nhạy cảm với ánh sáng được tìm thấy trong mắt, đóng vai trò trong việc điều chỉnh đồng hồ sinh học của con người. Trên thực tế mức độ ánh sáng mới là thứ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể chứ không phải là màu sắc ánh sáng. Tuy nhiên với cùng độ sáng như nhau thì ánh sáng xanh (hay còn gọi là ánh sáng trắng) sẽ giúp cho mắt thư giãn hơn là ánh sáng vàng.
Điều này có thể lý giải đơn giản bằng việc ánh sáng buổi sáng là ánh sáng vàng còn khi bình minh và hoàng hôn sẽ là ánh sáng xanh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ánh sáng lúc bình minh và hoàng hôn sẽ dịu hơn và dễ đưa chúng ta vào trạng thái thư giãn hơn. Tất nhiên những thí nghiệm của tiến sĩ Tim Brow mới chỉ là những thí nghiệm trên chuột, nó không hoàn toàn chính xác 100% nhưng ông tỏ ra khá tự tin về những tuyên bố của mình.
Nguồn: The Guardian