Ngân hàng trung ương lâu đời nhất thế giới tính chuyện phát hành tiền tệ số

VietTimes -- Trong vòng 2 năm tới, ngân hàng trung ương lâu đời nhất thế giới là Riksbank của Thụy Điển sẽ đưa ra quyết định về việc phát hành tiền tệ số.
Ngân hàng trung ương lâu đời nhất thế giới đang đưa ra dự án nhằm xem xét một loại tiền tệ kỹ thuật số
Ngân hàng trung ương lâu đời nhất thế giới đang đưa ra dự án nhằm xem xét một loại tiền tệ kỹ thuật số

Ngân hàng Riksbank của Thụy Điển đang cân nhắc liệu có nên trở thành ngân hàng trung ương quan trọng đầu tiên trên thế giới phát hành tiền tệ kỹ thuật số, nhằm đáp ứng xu hướng không dùng tiền mặt đang lên tại các nước Bắc Âu.

Riksbank là ngân hàng đầu tiên phát hành tiền giấy vào những năm 1660. Như vậy, ngân hàng trung ương lâu đời nhất thế giới đang đưa ra dự án nhằm xem xét một loại tiền tệ kỹ thuật số được ngân hàng trung ương ủng hộ sẽ như thế nào, và có những thách thức nào cần vượt qua. Họ hy vọng trong 2 năm nữa sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có phát hành loại tiền số mà họ gọi là ekrona.

“Đây cũng như một cuộc cách mạng với tiền giấy cách đây 300 năm. Điều này có nghĩa gì đối với chính sách tiền tệ và sự ổn định tài chính? Chúng ta sẽ thiết kế loại tiền này như thế nào? Như một dạng thẻ có thể sạc lại, một ứng dụng, hay cách nào khác?” Cecilia Skingsle, phó thống đốc của ngân hàng Riksbank nói.

Các ngân hàng trung ương trên thế giới chỉ mới bắt đầu xem xét lợi ích và thách thức của các loại tiền tệ số như bitcoin trong những sự kiện gần đây của các Ngân hàng Anh và Ngân hàng Canada.

Tuy nhiên, sự suy giảm sử dụng tiền mặt tại Thụy Điển – số lượng tiền giấy và tiền xu lưu thông đã giảm 40% kể từ năm 2009 – đã buộc Riksbank phải cân nhắc. “Chúng tôi thực sự phải suy tính xem khi nào và thiết kế tiền số như thế nào, những thách thức có thể xảy ra”, bà Skingsley nói.

Ngân hàng Riksbank đã dành nhiều tháng cảnh báo họ đã sẵn sàng can thiệp vào thị trường.

Riksbank, giống như các ngân hàng trung ương khác, đã cung cấp tiền điện tử thông qua các tài khoản ngân hàng và tổ chức. Nhưng họ chỉ cung cấp tiền giấy cho các công dân.

“Chúng tôi cần phải xem xét bởi ngân hàng không thể đứng ngoài và nhìn các khu vực tư nhân cắt giảm giao dịch với ngân hàng trung ương”, bà Skingsley nói.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng Riksbank nhận ra tiền số là một sự bổ sung đối với tiền giấy, chứ không phải là sự thay thế.

Có nhiều câu hỏi mà ngân hàng trung ương Thụy Điển cần trả lời, như tiền số sẽ hoạt động như thế nào, các cá nhân liệu có mở tài khoản tại Riksbank, liệu các giao dịch có được theo dõi, không giống như tiền mặt, liệu tiền điện tử có thể hưởng lãi suất?

Riksbank cũng sẽ cần xem xét các vấn đề ổn định tài chính như tiền số có nên cạnh tranh với tiền gửi của các ngân hàng thương mại. Nên sử dụng công nghệ nào trong tiền tệ kỹ thuật số cũng là một vấn đề. Hiện nay, blockchain, một hệ thống các thuật toán phức tạp cho phép tiền tệ số được giao dịch và xác minh trên hệ thống máy tính, đang được lưu ý. 4 trong số các ngân hàng lớn nhất trên thế giới gần đây cũng đã liên kết với nhau để phát triển loại tiền mặt số riêng của họ.

Theo Finantial Times