Trong năm ngoái, vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga đã được cung cấp cho hơn 60 quốc gia trên thế giới. Tổng giá trị xuất khẩu vượt 15 tỷ USD. Các hợp đồng mới trị giá 14 tỷ USD cũng đã được ký kết”, Tổng thống Putin phát biểu tại cuộc họp Uỷ ban Hợp tác công nghệ quân sự với nước ngoài tại Moscow.
Ông cho biết thêm rằng, “Nga sẽ mở rộng sự hiện diện tại những thị trường có triển vọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Mỹ Latinh và Caribbe. Việc xuất khẩu các sản phẩm quân sự công nghệ cao đóng vai trò quan trọng đối với Nga, đặc biệt trong bối cảnh địa chính trị phức tạp như hiện nay”.
Theo ông, những thách thức và đe doạ mới như hiện nay đã buộc nhiều nước phải sửa đổi học thuyết quân sự và hiện đại hoá các lực lượng vũ trang của họ, đồng thời cho rằng “chúng ta phải cân nhắc các xu hướng này”.
Tổng thống Nga khẳng định rằng, điều quan trọng là cần phải cải cách nền công nghiệp quốc phòng, tăng cường công tác nghiên cứu, thử nghiệm và thiết kế, cũng như cần phải giải quyết một số vấn đề xã hội. Đồng thời, ông kêu gọi các nhà sản xuất quốc phòng trong nước tận dụng tối đa khả năng cạnh tranh của Nga để cạnh tranh với các nhà cung cấp quốc phòng khác trên thế giới.
Năm 2014, nhiều công ty quốc phòng Nga, trong đó có Oboronprom, Tập đoàn máy bay Thống nhất và Uralvagonzavod, đã trở thành mục tiêu của các lệnh cấm vận mà phương Tây áp dụng đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Tuy nhiên, hồi tháng 9-2014, ông Vladimir Kozhin, trợ lý tổng thống về hợp tác công nghệ quân sự, cho rằng các biện pháp cấm vận của phương Tây đã không ảnh hưởng đến các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Nga và không bao giờ có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngành công nghiệp quốc phòng nước này.
Nga là một trong số các nhà xuất khẩu hàng đầu trên thị trường vũ khí và công nghệ quân sự toàn cầu. Vũ khí do Nga chế tạo đã được cung cấp tới 66 quốc gia và nước này đã ký kết các thoả thuận hợp tác kỹ thuật quân sự với 85 quốc gia.