Nga tung chưởng thần tình, Mỹ và châu Âu giật mình

Phương Tây đã đánh giá thấp và hiểu lầm về quá trình cải cách quân đội cũng như năng lực quân sự của Nga, đó là kết luận mới của Hội đồng châu Âu về đối ngoại (ECFR).
Quân đội Nga đã có sự tiến bộ vượt bậc khiến phương Tây kinh ngạc
Quân đội Nga đã có sự tiến bộ vượt bậc khiến phương Tây kinh ngạc

Những yếu kém về chiến thuật và tác chiến của quân đội Nga đã bộc lộ rõ trong cuộc chiến ngắn ngủi giữa Nga và Georgia năm 2008. Sau đó, Nga đã khởi động một chương trình cải cách quân đội lớn nhất kề từ năm 1930, chia thành 3 giai đoạn theo ECFR.

Giai đoạn đầu tăng cường tính chuyên nghiệp bằng cách xem xét lại toàn bộ quá trình đào tạo binh sĩ và cắt giảm quân số tuyển dụng. Giai đoạn hai, nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu với cấu trúc chỉ huy hợp lý và tăng cường các cuộc diễn tập huấn luyện. Giai đoạn ba, tái trang bị và nâng cấp vũ khí, trang thiết bị.

Mỹ và châu Âu chủ yếu tập trung vào giai đoạn ba và cho rằng Nga vẫn chưa hoàn thành khía cạnh chủ yếu của những cải cách này, không chú ý tới những tiến bộ quan trọng và thực chất đã hoàn thành trong giai đoạn đầu và giai đoạn hai.

“Lần đầu tiên, quân đội Nga theo mô hình tổ chức hình kim tự tháp với rất ít người ra quyết sách trên thượng tần và nhiều sĩ quan phục vụ binh sĩ hơn”, nghiên cứu của ECFR nhận xét. Hơn nữa, lương sĩ quan tăng gấp 5 lần và nhiều phương pháp quản lý hiện đại được đưa vào. Những cải cách trên cũng đem lại quả ngọt khi thường xuyên gia tăng tỷ lệ các binh sĩ chuyên nghiệp trong quân đội Nga.

Điều này cho phép binh sĩ sử dụng nhiều hơn các thiết bị công nghệ cao (lính nghĩa vụ chỉ phục vụ thời gian quá ngắn để được huấn luyện hiệu quả việc sử dụng các hệ thống vũ khí phức tạp) và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị tinh nhuệ (lính dù, lính thủy đánh bộ và các đơn vị đặc nhiệm).

Binh sĩ Nga được đào tạo và huấn luyện theo chương trình mới rất chuyên nghiệp
Binh sĩ Nga được đào tạo và huấn luyện theo chương trình mới rất chuyên nghiệp và thiện chiến.

Ngay cả hệ thống đào tạo quân sự cũng được cải tổ, dựa trên hệ thống của Thụy Sĩ và Áo, với mục tiêu học hỏi nghệ thuật về các kỹ năng chỉ huy. Ngoài ra, quân phục mới và trang thiết bị cá nhân của người lính cũng được nâng cấp toàn bộ và đáng tin cậy.

Giai đoạn cải cách thứ hai nhằm xử lý cấu trúc chỉ huy một cách hợp lý và tái tổ chức lại các  lực lượng vũ trang Nga thành các đơn vị nhỏ tinh gọn hơn, linh hoạt hơn, thông qua việc giảm quy mô quân số 43%, từ 23 sư đoàn cũ thành lập mới 40 lữ đoàn.

Cách động viên quân đội thời Xô Viết như gọi quân dự bị để tăng sức mạnh chiến đấu được bãi bỏ và lối chỉ huy hành chính không cần thiết cũng bị thủ tiêu. Các huyện đội được chuyển thành chỉ huy sở lực lượng chung và số lượng được cắt giảm. Quá trình cắt giảm cấp bậc được thực hiện đối với tất các các lực lượng bộ binh, không quân và hải quân trong quân khu.

Mặt khác, số lượng các cuộc tập trận tăng mạnh cũng như quy mô các đợt tập trận được tiến hành liên tục, thử nghiệm khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị dù và các lữ đoàn mới (có khả năng triển khai trong vòng 24 giờ).

Kết quả của các cải cách trên là Nga có khả năng duy trì một lực lượng 40.000 – 150.000 quân với đầy đủ trang bị sẵn sàng chiến đấu dọc theo biên giới Nga-Ukraine nhiều tháng, trong khi vẫn tiến hành các cuộc tập trận với khoảng 80.000 quân ở các khu vực khác trên đất nước.

Vấn đề là khi phân tích giai đoạn cuối, các nhà quan sát phương Tây đã phạm sai lầm quá nhấn mạnh những khó khăn mà ngành công nghiệp quân sự Nga phải đối mặt và kết luận rằng chương trình cải cách nhìn chung đã thất bại. “Tuy nhiên, đó là một sự hiểu lầm bản chất của những cải cách. Những giai đoạn ban đầu không được thiết kế để tạo ra một quân đội mới về trang thiết bị, mà là bảm đảm rằng các trang bị vũ khí hiện có sẵn sàng để sử dụng, xây dựng các cơ cấu tổ chức để sử dụng chúng hiệu quả và chuyên nghiệp hơn”, ECFR đánh giá.

Tất cả dẫn tới hậu quả giới phân tích quân sự phương Tây đánh giá thấp khả năng quân sự của Nga và bỏ qua những tư duy tác chiến mới trong khi Nga hợp nhất các phương pháp chiến đấu thông thường và phi thông thường, trong số nhiều những thay đổi khác.

Theo QPAN