Nga tăng cường gây sức ép lên những gã khổng lồ công nghệ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Google, Apple và các gã khổng lồ công nghệ khách phải tuân thủ luật mới, điều này sẽ khiến họ dễ bị điều khiển hơn trước các yêu cầu kiểm duyệt của Điện Kremlin.
Ảnh: The New York Times
Ảnh: The New York Times

Trong khi Nga đang tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, các nhà chức trách ở Moscow đang tăng cường một chiến dịch kiểm duyệt tại quê nhà bằng cách siết chặt một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới.

Tuần trước, các nhà chức trách Nga đã cảnh báo Google, Meta, Apple, Twitter, TikTok và những doanh nghiệp khác rằng họ phải tuân thủ luật "Hạ cánh" (new Landing law) mới cho đến cuối tháng 2. Theo đó, luật này được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 1/7/2021 và có hiệu lực từ đầu năm nay, yêu cầu các website và nền tảng truyền thông xã hội nước ngoài có hơn 500.000 người dùng hàng ngày trở lên phải đăng ký với tư cách pháp nhân trong nước.

Những động thái trên là một phần trong chiến dịch gây áp lực của Nga nhằm vào các công ty công nghệ nước ngoài. Trong đó, các hình thức như phạt tiền, bắt giữ, chặn hoặc làm chậm dịch vụ Internet đã được đưa ra nhằm đảm bảo nội dung trên nền tảng nằm trong tầm kiểm soát.

Cơ quan quản lý internet của Nga đã xác nhận, trong số các công ty trên, Apple, TikTok và Spotify đã tuân thủ Luật Internet, trong khi Google cũng sắp thực hiện. Tuy nhiên, Twitch Telegram thì không, còn Meta và Twitter chỉ tuân thủ một phần. Giới chuyên gia đánh giá, các công ty công nghệ đang rơi vào tình trạng buộc phải lựa chọn giữa sự ủng hộ của công chúng về quyền riêng tư với việc phải đảm bảo các vấn đề pháp lý tại Nga.

Hiện các công ty công nghệ đang phải đối mặt với những yêu cầu trái ngược nhau từ khắp nơi trên thế giới. Các vấn đề kiểm duyệt từng bị lên án tại Trung Quốc nay đã lan sang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus, Myanmar và các nơi khác khi các Quốc gia này đang cố gắng xây dựng một hệ sinh thái mạng được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Đối với Nga, việc kiểm duyệt Internet không hề đơn giản. Trong khi Trung Quốc đã xây dựng một loạt bộ lọc được gọi là Great Firewall xung quanh hệ thống internet của mình, thì internet của Nga vẫn cho phép các nền tảng công nghệ của Hoa Kỳ được sử dụng rộng rãi ở nước này. Tuy nhiên, để thay đổi điều đó, chính phủ Nga đã xây dựng các phương pháp kỹ thuật mới để hạn chế quyền truy cập vào Twitter và các nền tảng mạng xã hội khác.

Giờ đây, Nga dự kiến ​​sẽ gia tăng áp lực lên các công ty công nghệ khi các nhà chức trách đang cố gắng kiểm soát những thông tin về cuộc chiến ở Ukraine. Hiện tại người dùng đã sử dụng Facebook, Instagram và các phương tiện truyền thông xã hội nước ngoài khác để chỉ trích cuộc xung đột, làm dấy lên lo ngại về việc chính phủ sẽ gỡ bỏ các nền tảng này.

Vào thứ Sáu, Roskomnadzor cho biết họ sẽ hạn chế quyền truy cập vào Facebook bằng cách làm chậm lưu lượng truy cập. Cơ quan quản lý cho biết mạng xã hội đã can thiệp vào một số cơ quan truyền thông ủng hộ Điện Kremlin.

Vào thứ Sáu, Roskomnadzor cho biết họ sẽ hạn chế quyền truy cập vào Facebook bằng cách làm chậm lưu lượng truy cập. Cơ quan quản lý cho biết mạng xã hội đã can thiệp vào một số cơ quan truyền thông ủng hộ Điện Kremlin.

Ảnh: The New York Times

Ảnh: The New York Times

Năm ngoái, chính quyền Nga đã yêu cầu Google và Apple gỡ bỏ một ứng dụng được tạo ra bởi những người ủng hộ Aleksei A. Navalny, nhà lãnh đạo đối lập Nga đang bị bỏ tù.

Trước đây, Meta cũng thường xuyên bị phạt tại Nga với các khoản phạt nhỏ do không kịp thời xoá các nội dung được nước này yêu cầu. Vào tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên Meta bị phạt tới 24 triệu USD vì liên tục không xoá các nội dung. Năm ngoái, Twitter cũng từng bị làm chậm tốc độ truy cập ở Nga.

Trước đó, vào tháng 11, chính phủ đã liệt kê 13 công ty phải tuân thủ luật "hạ cánh" mới: Meta, Twitter, TikTok, Likeme, Pinterest, Viber, Telegram, Discord, Zoom, Apple, Google, Spotify và Twitch.

Vào ngày 16 tháng 2, một quan chức Roskomnadzor cho biết các công ty không tuân thủ vào cuối tháng sẽ phải đối mặt với hình phạt. Được biết, các gã khổng lồ công nghệ này sẽ phải đối mặt với các hình phạt có thể làm gián đoạn việc bán quảng cáo, hoạt động của công cụ tìm kiếm, thu thập và thanh toán dữ liệu.

“Đối với những công ty chưa bắt đầu tuân theo luật "hạ cánh", chúng tôi sẽ xem xét vấn đề áp dụng các biện pháp trừng phạt trước cuối tháng này,” Vadim Subbotin, người đứng đầu Roskomnadzor, nói trước Quốc hội Nga, theo truyền thông Nga.

Joanna Szymanska, một chuyên gia về nỗ lực kiểm duyệt internet của Nga tại Điều 19, cho biết: “Động cơ đằng sau việc thông qua luật hạ cánh là tạo cơ sở pháp lý cho việc kiểm duyệt trực tuyến trên diện rộng những phát ngôn đối lập trên mạng”.

Theo The New York Times