Nga sẵn sàng “chiều” nếu NATO muốn chiến tranh

Nga không muốn chiến tranh nhưng luôn chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất. Nếu như Mỹ, NATO và Thổ Nhĩ Kỳ gây hấn và leo thang, Nga không ngại chiến tranh, Spunik quả quyết.
Tên lửa đạn đạo hạt nhân liên lục địa Topol M của Nga

Không ai cần đọc tác phẩm Zbigniew “Bàn cờ lớn” của Brzezinski năm 1997 để hiểu chính sách đối ngoại của Mỹ chỉ xoay quanh một trọng tâm duy nhất: ngăn ngừa - theo đầy đủ nghĩa của từ này – sự nổi lên của một hoặc những cường quốc có khả năng kiềm chế sự bá chủ đơn cực của Washington, không chỉ ở lục địa Á-Âu mà trên khắp thế giới.

Lầu Năm Góc hiện nay đang dấn vào một dạng leo thang kiểu chiến tranh Việt Nam khi hậu thuẫn trên bộ cả ở Syria và Iraq. 50 lính đặc nhiệm đã tới miền bắc Syria “cố vấn” cho lực lượng người Kurd cũng như các nhóm phiến quân Sunni “ôn hòa”, bảo họ Washington muốn họ làm gì. Giới chức Nhà Trắng nói rằng lực lượng đặc nhiệm này có nhiệm vụ “hỗ trợ các lực lượng địa phương” (lời của ông Obama) và cắt đứt các tuyến tiếp tế dẫn tới thủ đô tự xưng của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Raqqa.

Một đơn vị khác gồm 200 lính đặc nhiệm Mỹ sẽ sớm được điều tới Iraq để “trực tiếp tham chiến” truy quét các lãnh đạo IS đang cố thủ tại Mosul. Tất cả những giải pháp hậu thuẫn của Mỹ trên bộ, về lý thuyết sẽ sớm phối hợp với liên minh các quốc gia Hồi giáo chống khủng bố mới được thành lập (Iran không được mời tham gia) để chiến đấu với IS mà chẳng có gì khác hơn là ma trận ý thức hệ của tất cả các hệ phái thánh chiến dòng Salafi của tư tưởng Wahhabi Saudi Arabia.     

Syria giờ đây là võ đài trung tâm. Có ít nhất 4 liên minh gồm lực lượng “4+1” (Nga, Syria, Iran, Iraq và thêm Hezbollah) hiện đang chiến đấu chống IS; liên quân do Mỹ cầm đầu, một dạng NATO mini, nhưng hầu như lực lượng này chẳng làm gì đáng kể; liên minh trực tiếp hợp tác quân sự Nga-Pháp; và liên minh Hồi giáo chống khủng bố mới do Saudi Arabia dẫn đầu. Và cuối cùng là Thổ Nhĩ Kỳ với ông Erdogan chơi trò hai mặt.

Quan hệ căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tình báo Nga chắc chắn giữ vai trò trong tất cả các kịch bản có khả năng xảy ra liên quân tới thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria cũng như khả năng Ankara đóng các eo biển Bosphorus và Dardanelles đối với các đoàn tàu của Nga. Erdogan có thể không điên rồ đến mức gây hấn với Nga một lần nữa, nhưng Moscow đã chuẩn bị cho những tình huống tồi tệ nhất.

Nga đã đặt các chiến hạm và tàu ngầm trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, có thể phóng tên lửa hạt nhân trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ núp bình phong NATO quyết định tấn công và các vị trí của Nga. Tổng thống Putin đã nói rõ Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết và nếu như các lực lượng quy ước bị đe dọa.

Nếu như Ankara lựa chọn một nhiệm vụ tự sát khi bắn hạ một Su-24 hoặc Su-34 khác, Nga sẽ đơn giản quét sạch không phận trên toàn bộ biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ bằng các hệ thống S-400. Nếu như Ankara dựa hơi NATO đáp trả bằng cách phát động tấn công các căn cứ Nga, Nga sẽ sử dụng tên lửa hạt nhân, kéo NATO vào cuộc chiến không chỉ tại Syria mà tiềm tàng cả ở châu Âu. Và sẽ bao gồm cả việc sử dụng tên lửa hạt nhân để giữ quyền cho eo biển Bosphorus thông mở.

Hệ thống tên lửa S-400 của Nga khiến đối thủ khiếp sợ

Đó là lý do tại sao chúng ta vạch ra sự tương đồng của tình hình Syria hiện tại với Sarajevo thời điểm 1914. Kể từ giữa năm 2014 trở lại đây, Lầu Năm Góc đã tiến hành tất cả các kiểu loại tập trận, 16 cuộc với các kịch bản khác nhau với giả định NATO chống Nga. Tất các kịch bản đều nghiêng về NATO, nhưng toàn bộ tình huống mô phỏng đều cho cùng một người chiến thắng: Nga.

Và đó là lý do tại sao cách hành xử liều lĩnh của Erdogan hiện đang khiến cả Washington tới  Brussels đều khiếp hãi. 

Lầu Năm góc biết rất rõ sức mạnh sắt thép kinh khủng Nga sẽ tung ra nếu như một nhân vật như Erdogan khiêu khích giới hạn cuối cùng. Có thể vắn tắt điểm qua như sau:

Ng có thể sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 (NATO định danh là Satan), mỗi tên lửa Satan mang 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá từ 750 đến 1.000 kiloton, đủ để san phẳng một khu vực tương đương bang New York.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol M ICBM là loại tên lửa nhanh nhất thế giới với tốc độ Mach 21 (16.000 dặm/giờ). Không có cách nào chống lại loại vũ khí khủng khiếp này. Phóng từ Moscow, Topol sẽ đánh trúng thành phố New York trong vòng 18 phút và Los Angeles ở bờ tây nước Mỹ trong 22,8 phút.

Các tàu ngầm Nga có thể tấn công vùng duyên hải Mỹ trong vòng một phút. Tàu ngầm Nga có thể tấn công các tàu sân bay Mỹ.

Hệ thống tên lửa S-500 có khả năng bảo vệ Nga trước các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình (Moscow chỉ thừa nhận rằng S-500 sẽ được biên chế vào năm 2016, nhưng thực tế các hệ thống S-400 được chuyển giao sớm cho Trung Quốc có hàm ý rằng các hệ thống S-500 đã sẵn sàng trực chiến). S-500 khiến cho các tên lửa Patriot giống như một tên lửa V-2 của phát xít Đức hồi Thế chiến thứ hai.

Một cựu cố vấn của tư lệnh hải quân Mỹ đã cơ bản thừa nhận rằng toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ không đáng tin cậy.

Nga đã có phi đội máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160, có thể cất cánh từ các căn cứ không quân nằm sâu trong lãnh thổ Nga, bay tới Bắc Cực, phóng các tên lửa hành trình hạt nhân từ khoảng cách an toàn qua Đại Tây Dương và quay về nhà xem toàn bộ câu chuyện qua TV.

Nga có thể làm tê liệt toàn bộ các căn cứ  và sân bay NATO với các vũ khí hạt nhân chiến thuật.  Không phải ngẫu nhiên mà Nga trong vài tháng trở lại đây đã nhiều lần thử phản ứng của NATO.

Các tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander bay với tốc độ gấp 7 lần tốc độ âm thanh, tầm bắn 400 km sẽ phát động đòn tấn công chết chóc vào các sân bay, điểm hậu cần, và các cơ sở hạ tầng khác dọc chiến tuyến, chẳng hạn ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander

NATO có thể cần hạ toàn bộ số tên lửa Iskander nói trên. Nhưng sau đó họ sẽ đối mặt với các hệ thống S-400 và tồi tệ hơn là S-500 mà Nga có thể triển khai ở gần như tất cả các khu vực chiến sự. Đặt các hệ thống S-400 tại vùng lãnh thổ Kaliningrad chẳng hạn sẽ làm tê liệt toàn bộ hoạt động không quân NATO sâu bên trong châu Âu.

Và để nắm quyền chủ động quân sự, Nga ưu tiên sử dụng chiến thuật chiến tranh mạng, buộc kẻ địch tự thua với một dạng virus thâm nhập và kiểm soát tiến trình ra quyết định của đối thủ. Nga sẽ sử dụng nó trên phương diện chiến thuật, chiến lược và địa chính trị. Tổng thống Vladimir Putin hồi trẻ đã họctất cả về những ngón đòn trên và biết rõ về chúng tại trường đào tạo điệp viện KGB số 401 và sau đó với tư cách một sĩ quan KGB/FSB trong nghề, ông lại càng rõ hơn.

Vậy Erdogan và NATO vẫn còn muốn lâm chiến?

Theo QPAN