Nga phát hiện hơn 23.000 trang web kích động tự tử

Lợi dụng tâm lý dễ bị tổn thương của các em, những trang web, diễn đàn tự tử đã kích động nạn nhân thực hiện những hành vi cực đoan.
Nga phát hiện hơn 23.000 trang web kích động tự tử. Ảnh chỉ để minh họa.
Nga phát hiện hơn 23.000 trang web kích động tự tử. Ảnh chỉ để minh họa.
Tự tử, đặc biệt là đối với giới trẻ đã trở thành vấn nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tự tử, đặc biệt là đối với giới trẻ đã trở thành vấn nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh chỉ để minh họa.

Vấn nạn trẻ em, kể cả trẻ vị thành niên tự tìm đến cái chết đã và đang xảy ra tại nhiều quốc gia, đã trở thành một vấn nạn đáng báo động.

Tại Nga, tự tử là một vấn đề xã hội nóng. Tuy nhiên, do sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tỷ lệ tự tử, đặc biệt là trong giới trẻ, đã giảm 14 năm liên tiếp xuống mức thấp nhất trong năm 50 năm qua - theo thống kê trong năm 2015 của Cơ quan Thống kê Nga Rossat, được công bố vào năm 2016.

Trong 5 năm qua, cơ quan giám sát an toàn của người tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor đã phát hiện hơn 23.000 website quảng bá việc tự tử hoặc gieo rắc thông tin về cách thức tự tử. Con số này vừa được Nga công bố.

Theo Rospotrebnadzor, kể từ ngày 1/11/2012, cơ quan này đã kiểm tra hơn 25.000 website và phát hiện thấy hơn 23.700 website trong số đó chứa các thông tin về cách thức tự tử hoặc xúi bẩy, kích động tự tử. Hiện Rospotrebnadzor đang phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật kiểm soát nội dung đăng tải trên các website phục vụ các đối tượng là thanh thiếu niên.

Một ví dụ mới nhất về vấn nạn tự tử tại Mỹ, hồi tháng 7/2017, 1 cô bé người Mỹ đặt dấu chấm hết cho cuộc đời mình ở tuổi 16.

Hay tại Ấn Độ, trong tháng 8 này, 1 cậu bé 14 tuổi chọn cách kết thúc cuộc sống bằng túi nilon.

Hoặc một sự việc đau lòng đã xảy ra, khi 3 cô gái đã tự tử theo nhóm bằng khí carbon monoxit, trong một khu rừng ở Đức. Sau khi điều tra, các nhà chức trách đã phát hiện cả 3 cô gái này đã từng truy cập vào một diễn đàn tự tử.

Theo các nhà nghiên cứu, những vụ tự tử trên đều có một điểm chung, đó là những thiếu niên này được cho “đã rơi vào bẫy” của những trang web kích động tự tử trên mạng, mang những cái tên như: Thử thách cá voi xanh, Ngôi nhà câm lặng, hay Biển cá voi,...

Lợi dụng tâm lý dễ bị tổn thương của các bạn trẻ, những trang web này đã kích động nạn nhân thực hiện những hành vi cực đoan. Đó là nơi tiêm nhiễm vào đầu những thiếu niên đang suy sụp những suy nghĩ đen tối, thậm chí xúi giục họ cùng gặp gỡ và thực hiện ý định chung là tự tử.

Ở Việt Nam chưa có bất cứ thống kê hoặc nghiên cứu nào về vấn nạn này đã được công bố. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có.

Bới thế, các bậc cha mẹ, thầy cô, cũng như các nhà quản lý giáo dục trẻ em cần lưu tâm khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường và phải tìm hiểu nguyên nhân, giải thích cho trẻ hiểu, đừng chọn “con đường dại dột”.

Theo Xã hội Thông tin
http://xahoithongtin.com.vn/thi-truong/201708/nga-phat-hien-hon-23000-trang-web-kich-dong-tu-tu-577696/
Tự tử, đặc biệt là đối với giới trẻ đã trở thành vấn nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tự tử, đặc biệt là đối với giới trẻ đã trở thành vấn nạn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh chỉ để minh họa.