
Lực lượng Vũ trang Nga được ước tính đã nhận hơn 12 triệu viên đạn pháo cỡ 152 mm từ Triều Tiên, theo một báo cáo mới từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
“Nếu tính theo từng quả đạn 152 mm, số lượng đạn được cung cấp được cho là đã vượt quá 12 triệu quả”, báo cáo của DIA nêu rõ.
Đến cuối năm 2024, quân đội Nga đã được cho là đã nhận tới 9 triệu viên đạn pháo cỡ 122 mm và 152 mm từ quốc gia láng giềng, cũng như số lượng ngày càng tăng của pháo và đạn cỡ nòng mới 170 mm – loại chưa từng được Nga sử dụng trước đó, nhưng mang lại tầm bắn xa hơn đáng kể. Tuy nhiên, hiện chưa có ước tính chính thức về số lượng đạn cỡ 122 mm và 170 mm được cung cấp.
Mức độ phụ thuộc của pháo binh Nga vào Triều Tiên ngày càng tăng mạnh, với nhiều đơn vị hiện gần như hoàn toàn sử dụng đạn do Bình Nhưỡng cung cấp. Ít nhất 6 đơn vị pháo binh Nga hiện đang sử dụng từ 50 đến 100% lượng đạn pháo có nguồn gốc từ Triều Tiên.

Báo cáo của DIA được công bố trùng thời điểm với chuyến thăm ba ngày của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tới Bình Nhưỡng, nơi ông ca ngợi các “binh sĩ anh hùng của Quân đội Nhân dân Triều Tiên” đã chiến đấu “đổ máu và hy sinh tính mạng” để giúp Nga giải phóng vùng Kursk khỏi cuộc tấn công quy mô lớn của Ukraine.
Ngoài ra, báo cáo cũng được đưa ra ngay sau thông tin từ Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) hồi tháng 6 rằng sẽ có thêm các đơn vị quân đội Triều Tiên được điều sang hỗ trợ Nga. Điều này đã dấy lên suy đoán rằng sau khi ổn định Kursk, binh sĩ Triều Tiên có thể sẽ được triển khai tới các mặt trận xa hơn về phía Tây, như Donetsk hoặc Sumy.

Sự phụ thuộc ngày càng sâu sắc của Nga vào hỗ trợ quân sự từ Triều Tiên phản ánh chênh lệch lớn trong đầu tư quốc phòng mặt đất của hai nước kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong khi Triều Tiên duy trì liên tục đầu tư vào xe thiết giáp, pháo binh và tên lửa, thì Nga lại chủ trương thu hẹp lực lượng và tìm cách hội nhập với phương Tây.
Nhà phân tích quốc phòng hàng đầu về Triều Tiên, ông A.B. Abrams, viết trong cuốn sách “Surviving the Unipolar Era: North Korea's 35 Year Standoff with the United States”:
“Nếu như năm 1989, Hồng quân Liên Xô có số lượng pháo kéo nhiều gấp 11,84 lần Triều Tiên, pháo tự hành gấp 3,5 lần và pháo phản lực gấp 2,84 lần thì đến năm 2021, theo ước tính thận trọng, Triều Tiên có số lượng pháo kéo và tự hành nhiều gấp 4,12 lần, và pháo phản lực nhiều gấp 6,25 lần so với Nga. Điều này phản ánh mức độ Nga co cụm quân đội và kho dự trữ, trong khi Triều Tiên vẫn duy trì năng lực tác chiến quy mô lớn”.
Việc Moscow ngày càng phụ thuộc vào Bình Nhưỡng đã đem lại "lợi thế chiến lược" cho Triều Tiên, giúp họ có được ảnh hưởng lớn hơn đối với một quốc gia từng được coi là siêu cường.
Hiện nay, các thương vụ quốc phòng giữa hai nước ngày càng đa dạng, bao gồm: Tên lửa chống tăng có khả năng “bắn và quên” mà Nga chưa từng có; Tên lửa đạn đạo chiến thuật với tầm bắn và sức công phá vượt trội hơn vũ khí Nga tự sản xuất.
Có nhiều đồn đoán cho rằng Nga đang cân nhắc mua thêm các chủng loại vũ khí khác từ Triều Tiên, bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực.

Tiết lộ vai trò then chốt của pháo 170 mm Triều Tiên trong chiến dịch Kursk

Ngoại trưởng Nga vinh danh những người lính Triều Tiên đã giúp giải phóng Kursk
