Theo Russia Insinder, quan hệ Nga-Mỹ đã chạm đến bước ngoặt cực kỳ nguy hiểm và mang tính định mệnh do những căng thẳng ngày càng gia tăng trên các mặt trận. CIA được cho là đã sẵn sàng cho một “hoạt động không gian mạng bí mật” để trả đũa cáo buộc cuộc tấn công mạng bất hợp pháp của Nga vào ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Chiến dịch tranh cử của bà Clinton đã tố cáo ông Putin vì đã cố gắng gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử thông qua những cuộc tấn công mạng.
Một loạt những đe dọa công khai chống Nga gần như chưa từng có tiền lệ. Đáng ngại thay, nhiều người trong giới tinh hoa chính trị Nga coi đây là khúc dạo đầu cho một cuộc chiến thật sự. Theo Đại sứ Liên Hợp quốc tại Matxcơva quan sát, quan hệ hai bên đang ở mức tồi tệ nhất kể từ năm 1973 (vào lúc đỉnh điểm trong cuộc xung đột Arab-Israel, quân đội Mỹ đã đặt ở mức DEFCON 3, mức độ báo động cao thứ hai).
Nga vừa tổ chức một cuộc tập trận phòng vệ dân sự gồm 200.000 lính và triển khai tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới Kaliningrad – vùng lãnh thổ của Nga giữa lòng châu Âu. Ông Putin cũng đã tuyên bố rút khỏi hiệp ước an toàn hạt nhân với Mỹ. Để biện minh cho hành động này, chính quyền ông Putin chỉ ra mối đe dọa tới sự ổn định chiến lược do các hành động thù địch của Mỹ.
Những hành động răn đe gia tăng giữa lúc xuất hiện tin tức rằng vòng đàm phán gần nhất nhằm đạt được một lệnh ngừng bắn ở Syria đã kết thúc mà không có thêm tiến triển nào, kể cả khi chiến tranh ở đây đã bước vào giai đoạn mới và nguy hiểm hơn (cho dù cuộc đàm phán có vẻ sẽ còn tiếp tục). Sau thất bại của hiệp định ngừng bắn ngày 9/9, chiến sự ở miền đông Aleppo tiếp tục leo thang đến những cấp độ kinh hoàng hơn, và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi điều tra tội phạm chiến tranh của Nga và Syria.
Hiện nay phe ủng hộ chiến tranh ở Washington đã coi sự mở đầu này là cú hích thúc đẩy ông Obama đến một giải pháp quân sự. Bộ ngoại giao Mỹ, CIA, và Hội đồng tham mưu liên quân đang xem xét các lựa chọn quân sự, và đáng lo ngại nhất là bà Hillary Clinton đã kêu gọi thiết lập một vùng cấm bay ở Syria.
Tướng Martin Dempsey, cựu chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã cảnh báo rằng vùng cấm bay sẽ cần huy động nhiều lính Mỹ và tiêu tốn tới 1 tỷ USD mỗi tháng. Nga cũng đã triển khai hệ thống phòng không tối tân S-300 và S-400 ở Syria và bộ quốc phòng Nga đã cảnh báo Washington về việc tiến hành không kích vào lực lượng quân đội Syria. Sự thật không thể tránh khỏi là việc thành lập vùng cấm bay là điều trực tiếp dẫn đến chiến tranh với Nga và sẽ gây ra rất nhiều hậu quả thảm họa cho toàn cầu.
Trong suốt chiến dịch năm 2016, các phương tiện truyền thông đã đưa ra một cách lập luận mà người ta có thể buộc tội Nga vì bất cứ điều gì. Mỹ cáo buộc Nga đã tấn công mạng và can thiệp vào bầu cử Mỹ phần lớn là vô căn cứ, nhưng những người đại như cựu giám đốc CIA Michael Morrell và hay tướng David Petraeus không ngừng thúc đẩy những lời buộc tội này, những lời mà theo giáo sư MIT Theodore Postol là “sự leo thang nghiêm trọng và không hợp lý từ một bài diễn thuyết nguy hiểm từ phía Mỹ chống Nga”.
Giới quan sát đã nói về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Nga với Mỹ và phương Tây. Ngoại trưởng Đức Frank Walter Steinmeier gần đây cảnh báo: “Việc tin rằng đây là cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu cũ là một ảo tưởng. Cuộc Chiến tranh Lạnh mới hiện nay hoàn toàn khác và nguy hiểm hơn nhiều. Vì lí do đó, Mỹ và Nga phải tiếp tục đối thoại với nhau”.
Theo Reuters, một số cố vấn của tổng thống Mỹ và nhân viên Bộ Ngoại giao tại Syria, ủng hộ "các cuộc không kích vào các căn cứ quân sự, kho đạn dược, các căn cứ phòng không và các trạm radar của Syria". Theo tác giả, trước đó Mátxcơva đã cảnh báo rằng bất kỳ mọi cuộc tấn công vào quân đội Syria đều sẽ dẫn đến phản ứng quân sự từ phía Nga. Tác giả cho rằng cuộc tấn công của Mỹ trong tình huống như vậy sẽ là hành động gây chiến.
Tác giả cho rằng cuộc tấn công của Mỹ trong tình huống như vậy sẽ là hành động chiến tranh.
Bài viết nhấn mạnh rằng hiện nay quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ đạt cường độ đỉnh cao sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, và Washington nên lùi lại một bước. Thay vào đó, tham mưu trưởng Milly nói rằng Mỹ có thể chặn đứng tất cả những ai đe dọa Mỹ và "giáng cho kẻ thù một đòn mà chưa bao giờ và chưa ai từng thực hiện"
Nhiều ý kiến kêu gọi Nga va Mỹ cần chấm dứt tình trạng bên miệng hố chiến tranh và quay trở lại nhiệm vụ ngoại giao khó khăn nhưng cần thiết trước khi quá muộn. Cựu tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachew, người cùng với tổng thống Mỹ Reagan kết thúc Chiến tranh Lạnh, đã thúc đẩy hai bên “quay trở lại với những ưu tiên chính như giải trừ vũ khí hạt nhân, chiến đấu chống khủng bố và ngăn chặn thảm họa môi trường và cần nối lại các cuộc đối thoại”.