Chối bỏ và giận dữ
Hiện tại, đế chế AngloZionist đang ở trạng thái giống như 2 trạng thái đầu tiên trong 5 trạng thái mô hình nỗi khổ mà nhà tâm lý học Kübler-Ross đưa ra: chối bỏ, giận dữ, kỳ kèo, thất vọng và chấp nhận. Hầu hết sẽ biểu lộ sự nghi ngờ chất lượng của những đoạn video mà ông Putin giới thiệu và khẳng định "những vũ khí này chỉ tồn tại trên giấy".
Điều này hoàn toàn bình thường nhưng sẽ không tồn tại lâu. Kiểu phủ nhận này là một cơ chế bình thường với mục đích chính để "làm nhẹ đi cú đòn" nhưng không phải là thứ có thể dựa vào để tạo ra một chính sách hay chiến lược. Nhưng dù sao, cũng nên tìm hiểu tại sao những vũ khí này đã "kéo cò" cho những hành động thật sự mạnh mẽ và có những về đề thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng thật ra hết sức phức tạp.
Nga thử nghiệm tên lửa đạn đạo mới.
Đầu tiên, cần nói về việc Nga tiết lộ các vũ khí mới: sự triển khai các hệ thống vũ khí mới này không thay đổi cơ bản về cán cân hạt nhân giữa Nga và Mỹ, ít nhất trong thuật ngữ về giới hạn bền vững để xảy ra đòn tấn công thứ nhất (chạy đua hạt nhân là một hình thức chạy đua vũ trang đặc biệt chỉ xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ. Phương thức này dựa trên nguyên lý về đòn tấn công thứ hai (second strike) trong chiến thuật sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong đó, các đầu đạn hạt nhân trong đòn tấn công thứ nhất (first strike) làm nhiệm vụ phá hủy các cơ sở hạt nhân của đối phương trong khi đòn tấn công thứ hai (second strike) sẽ phá hủy các mục tiêu chiến lược).
Điều rõ ràng là kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đang trở nên lỗi thời đặc biệt khi so sánh với Nga và cũng rõ ràng toàn bộ kỹ thuật của Nga đã tiến nhiều năm trước Mỹ. Nhưng không có nghĩa là Nga có thể tung ra đòn tấn công thứ nhất với Mỹ (cũng như vậy Mỹ không thể tấn công Nga).
Cả hai nước sở hữu quá nhiều đầu đạn hạt nhân mà ngay cả khi giải trừ tới 90% vũ khí tấn công thì cũng mang lại hậu quả hủy diệt. Điểm chính trong những cảnh báo của ông Putin không phải để đe dọa phương Tây hay có ý muốn nói Nga có thể thành công trong một cuộc chiến hạt nhân mà xa hơn thế. Trước nhất, bài phát biểu của ông là một sự cần thiết để đối phó với tâm lý của đám đông. Có thể nói ý định của ông là đẩy đế chế AngloZionist sang 3 giai đoạn tiếp theo của trạng thái mô hình nỗi khổ: kỳ kèo, thất vọng và chấp thuận.
Đem trạng thái sự thật đến gần với ảo tưởng nặng nề của đế chế
Những lãnh đạo của đế chế AngloZionist đang sống trong một thế giới hoàn toàn thiếu thực tế. Đó là lý do vì sao ông Martyanov đã viết rằng Mỹ "hiện vẫn đang tự cô lập trong cái bóng của chính mình khỏi những tiếng nói về lẽ phải và hòa bình bên ngoài" và bài phát biểu của ông Putin nhắm tới mục đích "cưỡng ép giới tinh hoa của Mỹ nếu không phải vào trạng thái hòa bình thì cũng về một trạng thái ôn hòa hơn, nhắc nhở họ đang hoàn toàn khu biệt mình khỏi thực tế về địa chính trị, quân sự và kinh tế của một thế giới mới". Ông Martyanov đã giải thích nó như sau:
"Giới tinh hoa quyền lực của Mỹ, phần lớn đều chưa bao giờ phục vụ trong quân đội hay tham gia học tại các trường quân sự hàn lâm. Hiểu biết và kinh nghiệm về những kiến thức kỹ thuật quân sự thực tế và các vấn đề địa chính trị chỉ giới hạn trong vài hội nghị chuyên đề về vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp tốt nhất, họ sử dụng các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu quốc hội nhưng những nghiên cứu này không đủ hiếu thấu sự phức tạp, bản chất và tính ứng dụng của lực lượng quân đội.
Họ hoàn toàn không có gì để tham khảo khi là một sản phẩm của văn hóa quân sự "pop" của Mỹ hay còn gọi là văn hóa tuyên truyền quân sự. Những người này bao gồm các luật sư, "nhà khoa học" chính trị, các nhà xã hội học và các nhà báo đang thống trị nhà bếp chiến lược của Mỹ để nấu ra những học thuyết và chiến lược ảo tưởng về quân sự và địa chính trị. Họ chỉ có thể hiểu điều này khi họ đang bị nhắm đến".
Tổng thống Putin phát biểu ngày 1.3 trước Quốc hội Nga, giới thiệu một loạt các loại vũ khí mới.
Thực tế rằng, trong thế giới thực những tinh hoa này đã bị biến thành mục tiêu trong hàng thập kỷ cũng không thay đổi được sự thực rằng họ vẫn tự huyễn hoặc mình họ có thể loại bỏ điều đó bằng cách rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM và bao vây Nga với các hệ thống đánh chặn tên lửa.
Thực tế, một vài nhà chính trị Mỹ nhận ra ít nhất trong tiềm thức rằng những hệ thống chống tên lửa đạn đạo sẽ không bao giờ thực sự bảo vệ Mỹ khỏi một cuộc tấn công của Nga. Nhưng điều này cũng không là vấn đề bởi những yếu tố kỳ lạ trong tâm lý của người Mỹ đã biến một hệ thống chống tên lửa đạn đạo trở thành một sự hấp dẫn khó cưỡng lại với những lý do sau:
1. Một hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo sẽ đảm bảo cho Mỹ không bị trừng phạt: "Sự không bị trừng phạt" này đi kèm với sức mạnh quân sự một trong những huyền thoại lớn của Mỹ. Từ thời Reagan với chính sách "dùng vũ khí tiêu diệt vũ khí" tới những cuộc khủng hoảng hiện tại ở bán đảo Triều Tiên, người Mỹ luôn cố gắng để tránh "sự trừng phạt" với các hành động của họ ở nước ngoài: để cho tất cả các nước chìm trong một đại dương lửa, sự tàn sát và lộn xộn để cho "đất mẹ" của Mỹ vẫn là một thành trì bất khả xâm phạm.
Kể từ Thế chiến II, người Mỹ đã giết chết vô số người ở nước ngoài. Nhưng xảy ra vụ 11.9 với sự thiệt mạng của khoảng 3.000 thường dân vô tội đã đưa Mỹ vào một cú sốc lâm sàng. Liên Xô và sau đó là vũ khí hạt nhân của Nga có thể gây ra cái chết của hàng chục triệu người nếu Liên Xô/Nga tấn công. Điều này giải thích tại sao huyền thoại về một "lá chắn" tên lửa đạn đạo rất quyến rũ ngay cả khi nó chỉ là một giấc mơ viển vông hay một hệ thống hạn chế chỉ có thể chặn được một vài tên lửa (như hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo hiện tại ở châu Âu). Một lần nữa, những sự thật không phải là vấn đề ít nhất đối với các nhà chính trị Mỹ hay trong tâm lý chung của họ.
2. Một hệ thống ABM hứa hẹn nguồn tài chính dồi dào cho tổ hợp công nghiệp quân sự đã mục nát của Mỹ - nơi mà hàng triệu người Mỹ đang làm việc và khiến cho rất nhiều người trở nên cực kỳ giàu có. Nói một cách thẳng thắn rất nhiều chương trình ABM tiêu tốn thời gian và tiền của nhưng miễn là tài khoản ngân hàng vẫn được đổ đầy tiền thì họ không cần quan tâm đến điều này: miễn là họ trả tiền, chúng ta sẽ vẫn thực hiện nó.
3. Văn hóa quân sự Mỹ chưa bao giờ thực sự đề cao tính dũng cảm hay sự hy sinh cá nhân. Nên huyền thoại về ABM sẽ khiến người Mỹ tin rằng những cuộc chiến tiếp theo sẽ hầu hết nằm ở việc "bấm nút" và dựa vào những chiếc máy tính. Và nếu có những quả bom bắt đầu rơi xuống thì theo hình dung của nhóm diều hâu Mỹ, nó sẽ rơi xuống những người không thực sự quý giá với Chúa chứ không phải nhân loại như những người da trắng của "một quốc gia thiết yếu".
Điều này gần như một biểu tượng tôn giáo với niềm tin vào huyền thoại về sự ưu việt trong kỹ thuật của Mỹ và có thể hiểu tại sao các lãnh đạo Nga đã nhận ra rằng những người đồng cấp bên phía Mỹ đã quên mất họ đang là mục tiêu. Và ông Putin chỉ đơn giản có thêm động tác để đảm bảo các lãnh đạo Mỹ quay về với thực tại.
Lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu.
Mục tiêu bài phát biểu của ông Putin vừa rồi là để chứng minh cả ông Obama (cho rằng nền kinh tế Nga đã bị đổ vỡ) và ông McCain ("Nga là một trạm xăng đóng vai trò như một đất nước") là sai. Thông điệp của người Nga với giới tinh hoa cai trị nước Mỹ rất đơn giản: Không, chúng tôi không bị tụt hậu về kỹ thuật so với các ông, mà trong nhiều lĩnh vực chúng tôi đã đi trước các ông hàng thập kỷ mặc cho các lệnh trừng phạt và những cố gắng của các ông để cô lập chúng tôi, sự sụt giá về năng lượng hay nỗ lực của các ông để hạn chế sự tiếp cận của chúng tôi với thị trường thế giới. Sự phát triển thành công thế hệ vũ khí mới cho thấy rõ ràng tình trạng nghiên cứu cơ bản của Nga trong các lĩnh vực như hợp kim, công nghệ nano, siêu máy tính...
Với những nhân vật hiếu chiến tại Lầu Năm Góc thông điệp đưa ra rõ ràng và cứng rắn: Chúng tôi tiêu ít hơn 10% những gì các vị có thể bỏ ra trong các cuộc gây hấn toàn cầu. Chúng tôi sẽ đạt được sự tiến bộ như các ông nhờ sự ưu việt của chúng tôi. Nói ngắn gọn, các ông chiến đấu bằng tiền còn chúng tôi chiến đấu bằng những bộ não.
(còn tiếp)