Trong cuộc chiến Nga-Georgia tháng 8.2008, các chiến dịch của Binh chủng 58 Nga được đặt cho thuật ngữ là "cưỡng ép hòa bình". Đây là một thuật ngữ thích hợp để nói về tình thế nguy cấp của Nga khi đó. Nga đã thắng cuộc chiến và thực tế ép Georgia vào một trạng thái hòa bình hơn. Trong thuật ngữ về quân sự của Clausewitz, Nga đã đạt được mục tiêu chính của cuộc chiến là bắt đối thủ phải làm theo ý muốn của mình.
Từ các sự kiện 19 năm trước, người Nga đã hết ảo tưởng về văn minh phương Tây đặc biệt là Mỹ hiện vẫn đang tự cô lập trong cái bóng của chính mình khỏi những tiếng nói về lẽ phải và hòa bình bên ngoài. Không cần phải bịa đặt, thành thích của Mỹ trong vài thập kỷ qua là những thảm họa về quân sự và nhân đạo.
Tên lửa Avangard của Nga.
Thông điệp liên bang của tổng thống Vladimir Putin trước Quốc hội liên bang Nga không phải về cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại Nga như những người bị ám ảnh bởi cuộc bầu cử ở phương Tây phỏng đoán. Bài phát biểu của ông Putin là về việc "cưỡng ép" giới tinh hoa của Mỹ nếu không phải vào trạng thái hòa bình thì cũng về một trạng thái ôn hòa hơn, nhắc nhở họ đang hoàn toàn khu biệt mình khỏi thực tế về địa chính trị, quân sự và kinh tế của một thế giới mới.
Cũng giống như trường hợp Georgia năm 2008, sự cưỡng ép này dựa trên nền tảng sức mạnh quân sự. Quân đội Nga thời tiền Shoigu (Bộ trưởng Quốc phòng Nga) với kinh nghiệm và nhận thức về những nhược điểm của mình đã hạ đội quân do Mỹ huấn luyện và vũ trang của Georgia trong vòng 5 ngày. Kỹ thuật, đội ngũ và nghệ thuật tác chiến của Nga đơn giản hoàn toàn tốt hơn. Rõ ràng, một kịch bản tương tự không thể xảy ra giữa Nga và Mỹ. Trừ khi, huyền thoại và kỹ thuật tối tân của Mỹ xuất lộ.
Giới tinh hoa quyền lực của Mỹ, phần lớn đều chưa bao giờ phục vụ trong quân đội hay tham gia học tại các trường quân sự hàn lâm. Hiểu biết và kinh nghiệm về những kiến thức kỹ thuật quân sự thực tế và các vấn đề địa chính trị chỉ giới hạn trong vài hội nghị chuyên đề về vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp tốt nhất, họ sử dụng các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu quốc hội nhưng những nghiên cứu này không đủ hiếu thấu sự phức tạp, bản chất và tính ứng dụng của lực lượng quân đội.
Họ hoàn toàn không có gì để tham khảo khi là một sản phẩm của văn hóa quân sự "pop" của Mỹ hay còn gọi là văn hóa tuyên truyền quân sự. Những người này bao gồm các luật sư, "nhà khoa học" chính trị, các nhà xã hội học và các nhà báo đang thống trị "nhà bếp chiến lược" của Mỹ để nấu ra những học thuyết và chiến lược ảo tưởng về quân sự và địa chính trị. Họ chỉ có thể hiểu một điều khi họ đang bị nhắm đến.
RS-28 Sarmat tên lửa đạn đạo có thể bắn tới bất cứ nơi nào trên thế giới kể cả Nam Cực và Nam Phi.
Thông điệp của ông Putin tới nước Mỹ rất đơn giản: ông đã nhắc lại Mỹ về sự cự tuyệt vai trò của Nga trong hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM. Ông Jeffrey Lewis đã nhận định chính xác vấn đề này trên tạp chí chính sách ngoại giao Foreign Policy:
"Căn nguyên thật sự của thế hệ vũ khí hạt nhân khủng khiếp mới của Nga không nằm ở Bản đánh giá chung về tình trạng hạt nhân mới nhất của Mỹ mà ở quyết định của chính quyền tổng thống Bush năm 2001 đã rút Mỹ ra khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM và sự thất bại của cả lưỡng đảng dưới cả hai chính quyền Bush và Obama để người Nga yên tâm trước mối e ngại của họ với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Ông Putin đã lưu ý: "Trong nhiều năm kể từ khi Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp định ABM... Chúng ta đã làm việc với cường độ cao với các khí tài hiện đại cho phép chúng ta đạt được một sự đột phá trong việc phát triển các mẫu vũ khí chiến lược mới". Và bước đột phá kỹ thuật đã xuất hiện. Buồn thay, chúng ta không bao giờ có những chính sách ngoại giao cần thiết".
Thông điệp của ông Putin đã rõ ràng: "Các ông đã từng không nghe chúng tôi thì giờ các ông sẽ phải nghe chúng tôi". Sau đó ông tiếp tục với những gì có thể mô tả về kỹ thuật quân sự là Trân Châu Cảng đối đầu với Stalingrad. Những nhánh chiến lược của các hệ thống vũ khí mới mà ông Putin giới thiệu rất rộng. Thực tế, chúng thể hiện bản chất lịch sử. Dĩ nhiên, rất nhiều học giả của Mỹ bỏ qua vấn đề coi đó là sự khoe khoang khoác lác - Điều này cũng được cộng đồng "chuyên gia" quân sự của Mỹ hy vọng. Những người khác có vẻ dè dặt hơn và thực tế bị "sốc" nặng.
Có thể nói sau khi ông Putin giới thiệu vũ khí mới khoảng cách về kỹ thuật tên lửa đã được nhận ra. Nhưng nó không chỉ là khoảng cách mà có thể nói là một vực thẳm về kỹ thuật. Nghịch lý là ít người công nhận khoảng cách vực thẳm này khi các chi tiết và ước tính về kỹ thuật của tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat ít được biết tới trong nhiều năm. Không thể phủ nhận kỹ thuật ấn tượng của tên lửa đạn đạo không chỉ có tầm bắn không hạn chế mà có thể phóng theo quỹ đạo tránh được mọi hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo. Cuối cùng, Mỹ không thể có khả năng tấn công từ Nam Cực hay Bắc Cực như Nga. Một vấn đề mà quân đội Mỹ phải đối mặt có lẽ trong vài chục năm tới.
Tên lửa Kinzhal (khoanh màu đỏ) trên máy bay MiG-31.
Cũng vậy đối với tên lửa siêu thanh Avangard của Nga có vận tốc gấp 20 lần tốc độ âm thanh đã được sản xuất hàng loạt - một điều bất ngờ đối với Mỹ. Mỹ cũng đã có kế hoạch sản xuất loại tên lửa này nhưng chưa thành công, chương trình và những ý tưởng cho loại vũ khí này đã có từ giữa những năm 2000 dưới sự giám hộ của chương trình PGS (Tấn công chớp nhoáng toàn cầu - Prompt Global Strike).
Những kỹ thuật Nga đạt được mà Jeffrey Lewis gọi là "khủng khiếp" có thể hiểu là "chúng tôi không có những thứ tương đương" nhưng cơn "sốc" này không được nói ra một cách cụ thể. Mỹ đã đi chậm sau Nga trong tất cả các loại tên lửa hành trình. Đã có những dự đoán rằng quân đội Mỹ đã từ bỏ việc nghiên cứu tên lửa nhiều năm trước và ngày nay rõ ràng Nga đã nắm được kỹ thuật tiên tiến về tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo vượt Mỹ hàng thập kỷ.
Trong khi giới trí giả phương Tây vẫn bàn về các loại tên lửa đang gây sửng sốt được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân tới bất cứ điểm nào trên thế giới với độ chính xác cao thì những chuyên gia thật sự đã "nghẹt thở" khi tên lửa Kinzhal (dao găm) ra mắt. Điều này đã hoàn toàn thay đổi cuộc chơi về địa chính trị, chiến lược, chiến thuật, tác chiến và tâm lý. Có nhiều tin tức cho biết hiện tại Hải quân nga đã triển khai tên lửa chống hạm 3M22 Zircon có vận tốc gấp 8 lần tốc độ âm thanh. Không hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể đánh chặn Zircon nhưng Kinzhal còn gây "sốc" hơn.
Loại tên lửa này dựa trên nền tảng của tên lửa Iskander, có vận tốc gấp hơn 10 lần tốc độ âm thanh, dễ triển khai, là tên lửa đạn đạo có tầm bắn trên 2.000km được vận chuyển bằng máy bay MiG-31BM sẽ viết lại những cuốn sách về hải chiến. Nó biến các hạm đội lớn trên mặt nước và các tàu chiến trở nên lỗi thời. Không hệ thống phòng không hay phòng thủ tên lửa nào trên thế giới hiện nay có khả năng đánh chặn nó và sẽ mất hàng thập kỷ để tìm ra điểm yếu của loại tên lửa này (có thể hệ thống S-500 sắp ra mắt được thiết kế đặc biệt để đánh chặn các mục tiêu có tốc độ siêu thanh sẽ hạ được nó).
Đặc biệt hơn, không hệ thống phòng không hiện đại nào được triển khai trên các hạm đội của NATO có thể đánh chặn bất cứ loại tên lửa nào của Nga với những chi tiết kỹ thuật như vậy. Một loạt 5 hoặc 6 tên lửa dạng này đảm bảo sẽ phá hủy bất cứ các cụm tàu sân bay hoặc các cụm tàu trên mặt nước mà không cần sử dụng đầu đạn hạt nhân.
(còn tiếp)