Trung tuần tháng 3/2016, tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rút quân khỏi Syria. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy sau đó Nga đã rút 3/15 máy bay cường kích Su-24, 4/8 chiến đấu cơ Su-34 và toàn bộ 12 máy bay ném bom Su-25.
Tuy nhiên, Nga vẫn để lại toàn bộ các chiến đấu cơ Su-30 và Su-35 và bổ sung ít nhất 4 trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52. Tổng thể, từ tháng 1 đến tháng 3.2016, số trực thăng Nga tại căn cứ không quân ở Syria đã tăng từ 4 lên 14 chiếc.
Theo giới phân tích, như vậy Nga rút quân không có nghĩa là giảm lực lượng mà có nghĩa thay đổi cơ cấu thành phần lực lượng viễn chinh Nga. Các chiến đấu cơ tấn công cánh cố định được triệt thoái và các trực thăng tấn công được đưa tới thay thế.
Năng lực tác chiến của cường kích Su-25 khác trực thăng tấn công như vai trò là như nhau. Chúng đều có vai trò yểm trợ ở cự ly gần cho các đơn vị bộ binh trên mặt trận. Vậy tại sao lại có sự thay đổi này?
Các chiến đấu cơ Su-25 tại Syria có thiết kế cũ. Sau 6 tháng chiến dịch với tần suất xuất kích liên tục, các chiến đấu cơ cần phải trở về để bảo dưỡng tổng thể. Tuy nhiên, đây có thể không phải lý do tại sao chúng bị thay thế bằng các trực thăng tấn công. Nguyên nhân là các nhóm phiến quân Syria được biết là có một số tên lửa phòng không vác vai (MANPAD. Tuy nhiên, chúng có không nhiều và có một sự cấm kỵ do những lực lượng hậu thuẫn, không cho phép sử dụng các vũ khí như vậy (có thể dược sử dụng vào các cuộc tấn công khủng bố).
Gần đây, có vẻ lệnh cấm này đã bị phá bỏ khi hai máy bay của không quân Syria bị bắn hạ bằng tên lửa vác vai trong tháng nay và hình ảnh phiến quân trang bị tên lửa vác vai bắt đầu xuất hiện trên mạng. Cũng chắc chắn rằng Nga đã quan sát thấy phiến quân được tăng cường trang bị các vũ khí phòng không, thậm chí biết rõ về việc chuyển giao các tên lửa MANPAD tiên tiến.
Do đó, Nga đã nhanh chóng nhận thức được nguy cơ có thể gia tăng nguy cơ với các chiến đấu cơ trên không phận Syria. Máy bay cường kích Su-25 có thiết kế tương tự máy bay A-10 Thunderbolt II của Mỹ. Su-25 tấn công kẻ thù ở cự ly gần bằng phương pháp bổ nhào dễ trở thành mục tiêu cho các loại hỏa lực phòng không hơn Su-24 hay Su-34 thường tấn công mục tiêu từ khoảng cách xa và độ cao lớn.
Điều này có lẽ khiến Nga quyết định rút toàn bộ các chiến đấu cơ Su-25 chứ không phải là các loại máy bay khác. Nhưng tại sao Nga lại sử dụng các trực thăng tấn công thay thế? Trong khi Su-25 có vẻ dễ sống sót hơn một máy bay trực thăng vì nó được bọc thép và có thể nhanh chóng rời chiến trường sau khi tấn công.
Lý do là bởi các trực thăng tấn công mới của Nga được trang bị hệ thống điện tử vô hiệu hóa tên lửa MANPAD và chiến đấu cơ Su-25 không có. Nga đã phát triển một hệ thống phòng vệ cho máy bay mang tên “Predident-S” và đã thử nghiệm thành công với các loại tên lửa phòng không vác vai Strela-2, Strela-3 và Igla. Hệ thống này giúp cho máy bay hầu như vô hiệu hóa hoàn toàn tất cả các loại tên lửa vác vai, ngoại trừ một vài loại tinh vi như tên lửa Verba của Nga.
Theo nhà sản xuất Predident-S, hệ thống này đã thể hiện tính năng tuyệt vời tại chiến trường Syria. Được trang bị cho trực thăng Mi-28N, nó dễ dàng chặn hệ thống dẫn đường của các loại tên lửa phòng không vác vai trong tay bọn khủng bố, đặc biệt là các loại tên lửa Strela-2 and Igla-1 cũng như tên lửa HN-5 của Trung Quốc.
Các trực thăng chiến đấu hiện đại của Nga đều được trang bị hệ thống President-S, nhưng các máy bay cường kích Su-25 thì không. Phiên bản máy bay Su-25SM3 sẽ được lắp đặt hệ thống Vitebsk có tính năng tương tự nhưng nó vẫn chưa có chiếc nào được đưa vào phục vụ.
Chính vì lẽ đó, Nga đã phát triển một hệ thống vô hiệu hóa MANPAD cực kỳ hiệu quả, giúp cho các trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52 trở nên có độ sống sót cao hơn so với “xe tăng bay” Su-25 và trở thành những “hung thần chết chóc” trên chiến trường Syria mà chiến dịch giải phóng Palmyra đã chứng minh hùng hồn.