Thông điệp liên bang thường niên trước quốc hội Nga của ông Putin vào ngày 1.3 đã giới thiệu những loại vũ khí mới. Việc này đã tạo ra những hiểu lầm rằng tổng thống Putin đang tuyên bố một chiến lược cân bằng hay đang loan tin chiến thắng. Thực ra đây là một điều cực kỳ cấp thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công sắp tới. Nhưng nguy hiểm vẫn chưa hết, một tuần sau vào ngày 7.3, ông Putin tiếp tục nhấn mạnh ông đã sẵn sàng để sử dụng vũ khí hạt nhân cho những mục đích trả đũa ngay cả nếu phải trả giá rất đắt.
"Rõ ràng, nó sẽ là thảm họa với nhân loại, một thảm họa với toàn thế giới", ông Putin nói: "Nhưng là một công dân Nga và là người đứng đầu đất nước Nga tôi phải tự hỏi mình rằng: Tại sao có người lại muốn có một thế giới không có nước Nga?".
Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Kinzhal.
Đây là một câu trả lời táo bạo. Điều này có nghĩa là mối nguy hiểm vẫn đang cận kề và với những lời bộc trực, tổng thống Putin đang muốn can ngăn những ai có ý định đẩy ông đi quá xa.
Vậy tại sao cho tới giờ tổng thống Nga mới đột ngột quyết định giới thiệu với thế giới về những vũ khí mới của Nga? Cả người Nga và người Mỹ đều không nghĩ tới việc đưa ra những vũ khí mới là một "phép lành" được ban ra. Và năm 2002, năm mà Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM đã gửi gắm nhiều điều vào lịch sử những năm trước đó. Vậy lý do hay động cơ cho hành động của ông Putin là gì?
Một vài nhà quan sát "đánh cược" rằng đây chỉ là "mánh" trước cuộc bầu cử tổng thống Nga nhắm vào cử tri trong nước. Đây có thể là một mục đích của ông Putin nhưng nó chỉ mang một khía cạnh nhỏ của vấn đề. Lãnh đạo phe đối lập với ông Putin, ứng viên của Đảng Cộng sản Nga ông Grudinin không tranh cãi về chính sách ngoại giao của ông Putin hay về ngân sách quốc phòng, những người bỏ phiếu cũng đồng ý với chính sách ngoại giao của Putin. Những tiết lộ về vũ khí mới của ông Putin đã làm cho nước Nga tự hào, nhưng dù không có điều này thì người dân Nga cũng vẫn sẽ bỏ phiếu cho ông.
RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn tới mọi nơi trên trái đất (kể cả vùng cực và Nam Phi).
Lý do cho thông điệp của ông Putin hoàn toàn khác và rất cấp thiết vì những mối đe dọa ngày càng tăng đã khiến Nga cảm thấy họ rất có thể sẽ bị tấn công. Có thể những nhân viên tình báo đã thuyết phục nhà lãnh đạo Nga những mối đe dọa là thật.
Mỹ đang tìm cách để làm bẽ mặt và trừng phạt Nga khi công tố viên Robert Mueller buộc tội 13 người Nga với tội danh "gây bất hòa trong nội bộ Mỹ và hủy hoại niềm tin của công chúng Mỹ vào dân chủ" - từ ngữ mà Thứ trưởng Bộ tư pháp Mỹ Rod Rosenstein nói về cuộc điều tra của Mueller.
Không có vấn đề gì quan trọng khi những cáo buộc về người Nga là không chính thức với nước Nga. Và nếu quả thật có một sự việc như vậy thì những nỗ lực này kém cỏi một cách đáng thương: những quảng cáo trên mạng xã hội (về cuộc bầu cử Mỹ) có trị giá khoảng 100.000 USD - chỉ là một giọt nước trong đại dương khi so sánh với lượng tiền khổng lồ tiêu vào chiến dịch tranh cử của cả ông Donald Trump lẫn bà Hillary Clinton. Nhưng Mỹ vẫn gọi những hành động thứ yếu của những cá nhân Nga là "hành vi chiến tranh".
Vào ngày 19.2, nhà báo Glenn Greenwald đã tổng kết các hành động đáp trả của Mỹ trong một bài báo có tên Sự liên ứng nổi bật: Nga đưa ra một "hành vi chiến tranh" tương đương với sự kiện Trân Châu cảng và vụ 11.9. Ông nhắc nhở mọi người rằng một số thượng nghị sĩ ở cả hai đảng đều coi vụ người Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 là "hành vi chiến tranh". Bà Hillary Clinton mô tả vụ "hack" vào Ủy ban quốc gia Đảng Dân chủ và email của chủ tịch ủy ban vận động tranh cử cho bà là ông John Podesta là một vụ "11.9 mạng". Tom Friedman, nhà báo của New York Times đã nói trên tờ "Morning Joe" rằng vụ "hack" của Nga là "một sự kiện tương đương với vụ 11.9. Họ đã tấn công vào giá trị cốt lõi nền dân chủ của chúng ta. Đây là một sự kiện mang tính chất như vụ Trân Châu Cảng".
Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 với tội danh hủy hoại niềm tin của công chúng Mỹ vào dân chủ.
Sau vụ cáo buộc, cách so sánh trên trở nên phổ biến trên truyền thông. Nhà báo của Washington Post Karen Tumulty phàn nàn vì ông Trump không có hành động gì, kêu gọi độc giả: "Tưởng tượng lịch sử sẽ phán xét tổng thống Franklin D.Roosevelt sau hậu quả của vụ Trân Châu Cảng sẽ lên sóng radio và tuyên bố Tokyo 'đang cười giễu chúng ta' hay nếu tổng thống George W. Bush đứng trên đống đổ nát của Trung tâm thương mại Thế giới với chiếc loa và réo tên, đả kích những người theo đảng dân chủ".
Greenwald kết luận: "Nếu vụ can thiệp bầu cử của Nga nghiêm trọng như sự kiện Trân Châu Cảng hay vụ 11.9 thì Mỹ nên đáp trả thế nào cho những cuộc tấn công như vậy?". Nói cách khác, các nhà chính trị Mỹ và truyền thông đang kêu gọi Mỹ đối đầu với Nga theo cách họ đã làm với Nhật (tấn công hạt nhân vào Hiroshima và Nagasaki) và Afghanistan (xâm lược và chiến đóng trong 16 năm).
Để tìm cách leo thang từ những cuộc tranh cãi nảy lửa sang việc nổ súng, Anh - Mỹ đã sử dụng công cụ quen thuộc là cáo buộc Syria tấn công bằng chất độc hóa học. Mọi người đã quá quen với những cáo buộc như vậy (và đã lặng thinh khi Mỹ đánh bom Mosul hay Raqqa cũng như khi Mỹ chuẩn bị để tấn công hạt nhân Triều Tiên). Tổng thống Assad và Nga bị cáo buộc tấn công đồn lũy của phiến quân tại đông Ghouta bằng khí gas, cơ hội cuối của phương Tây để thi hành việc thay đổi chế độ tại Syria theo nơi đóng quân của họ ở gần thủ đô của nước này.
Ông Putin mang lại thông điệp Nga có thể sẽ ra tay nếu bị tấn công.
Cáo buộc về tấn công bằng khí clo được đưa ra vào ngày 25.2 và ngay lập tức bị Nga và Syria phủ nhận. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã nói đây là "tin giả mạo" nặc danh có nguồn gốc từ Mỹ với mục đích bôi nhọ chính phủ và quân đội Syria để buộc cho họ tội danh tội phạm chiến tranh và gây chia cắt Syria. Ông nói Mỹ và các đồng minh "lợi dụng những cáo buộc không có cơ sở về việc Damascus sử dụng vũ khí hóa học với mục đích chống lại nền chính trị Syria".
Các nhóm thánh chiến lu loa rằng bị tấn công bằng khí clo khác biệt với những lần trước khi họ tuyên bố rằng chất độc thần kinh sarin đã được sử dụng. Khí clo là một mánh khóe nó không gây chết chóc nhưng có hại cho sức khỏe khi hít vào. Khí clo cũng rất khó để theo dõi và kiểm chứng vì nó được sử dụng rộng rãi cho các mục đích gia dụng từ việc tẩy rửa phòng tắm tới làm sạch nước và không bị cấm (dù khí clo bị cấm). Vì khó kiểm chứng nên có thể dễ dàng tuyên bố chất này đã được sử dụng để đầu độc.
Tình thế ở đông Ghouta lặp lại kịch bản tại Aleppo. Các báo cáo về những đứa trẻ bị thương, các đoạn phim được sản xuất bởi nhóm "Mũ bảo hiểm trắng" và các nỗ lực ngoan cố của các nhóm thánh chiến ngăn thường dân rời khỏi khu vực. Khi các nhóm phiến quân bị ép vào đường cùng, lực lượng thánh chiến lại bịa ra câu chuyện các thường dân bị tấn công bằng chất động hóa học với hy vọng Mỹ sẽ buộc chính phủ Syria và đồng minh Nga nương tay.
(còn tiếp)