Nga bán S-400, Su-35: Ưu ái Trung Quốc hay Ấn Độ?

VietTimes -- Ấn Độ hiện đang nâng cấp phi đội Su-30 thành máy bay Sukhoi cao cấp có thể tăng cường đáng kể năng lực chiến đấu của máy bay Su-30MKI. Điều này sẽ vô hiệu hóa phi đội máy bay chiến đấu Su-35 của Trung Quốc. Ấn Độ cũng lập tức mua các hệ thống S-400, sau khi Trung Quốc sắm S-400 của Nga.
Tổng thống Nga Putin cố gắng duy trì quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Ấn Độ
Tổng thống Nga Putin cố gắng duy trì quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Ấn Độ

(còn tiếp)

Nga trong ván cờ quyền lực với Trung Quốc và Ấn Độ

Cứ có tiền là bán?

Thực tế, sự quyết tâm của Ấn Độ trong việc đặt hàng theo yêu cầu máy bay tiên tiến của Nga đã thành công khi lực lượng không quân Nga đã dựa vào phiên bản phái sinh của chiếc MKI của Ấn Độ để tạo nên chiếc Su-30SM mới nhất. Tương tự, lực lượng không quân của Algeria, Malaysia và Việt Nam đã đặt cấu hình cho máy bay phản lực theo các yêu cầu và tính toán riêng, vì vậy mỗi quốc gia đều có phi đội Flanker có đặc tính riêng.

Nga ban đầu phản đối khi Ấn Độ muốn đặt hàng riêng phiên bản chiến đấu cơ Sukhoi vì điều đó có nghĩa là các nhà thầu phụ của Nga sẽ bị thua thiệt. Tuy nhiên, nỗ lực của Ấn Độ cuối cùng cũng mang lại nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài, mang lại cú hích lớn cho nền công nghiệp hàng không vũ trụ của Nga. Và con đường của Nga chính là làm theo đơn đặt hàng.

Ấn Độ quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 dù biết rằng Trung Quốc cũng đã chi tiền sắm hệ thống tên lửa này sớm. Nếu Ấn Độ quá lo lắng hoặc không lo tí nào thì nước này đã chọn tên lửa Mỹ hoặc Israel.

Nhân tố chính gây ảnh hưởng lên quyết định của Ấn Độ là S-400 là hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không mạnh nhất và ghê gớm nhất trên thế giới. Kể cả nếu phi công của đối thủ biết rõ các bí mật thì họ vẫn không thể tránh được. (tên lửa của hệ thống này bay ở tốc độ 17.000km/h, nhanh gấp 8 lần tốc độ nhanh nhất của hầu hết các máy bay chiến đấu, khiến các phi công của đối thủ hầu như không có thời gian để phản ứng). Đây là thước đo sự sợ hãi mà loại tên lửa này gây ra khi Mỹ và Israel đã kêu gọi Nga không cung cấp hệ thống S-300 cũ hơn cho Syria và Iran.

Những vũ khí như S-400 không có sẵn ở Mỹ và các nước phương Tây. Các nước này cũng khó lòng sao chép vũ khí này. Trung Quốc đã sở hữu S-300 nhiều năm cộng thêm vào năm 2010, Nga đã chuyển thêm cho Trung Quốc 15 khẩu đội trị giá 2,5 tỷ USD.

Hệ thống tên lửa S-400 của Nga rất được ưa chuộng
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga rất được ưa chuộng

Trung Quốc nổi tiếng chuyên đi nhái thiết kế, và đây là dấu hiệu cho thấy S-300 rất phức tạp và Trung Quốc không có khả năng sản xuất một bản nhái thiết kế này của Nga có chất lượng tin cậy dù nó đã có tuổi đời 3 thập kỷ. Sự thật là Trung Quốc đã mua sáu hệ thống tên lửa S-400 với giá 3 tỷ USD. Minh chứng hùng hồn phiên bản nhái tên lửa S-300 là hệ thống HQ-9 do Trung Quốc chế tạo đến nay vẫn  chưa nhận được đơn đặt hàng nào.

Do đó, Nga vẫn sẽ là thị trường đầu tiên mà Trung Quốc và Ấn Độ phải viện tới.

Cuộc đấu giữa hai người khổng lồ Ấn - Trung

Tuổi thọ và khả năng chiến đấu của các vũ khí có thể được tăng cường bằng cách nâng cấp. Đây là một lựa chọn nữa mà Nga cung cấp cho các khách hàng. Lực lượng không quân Ấn Độ ít nhất có 272 chiến đấu cơ Sukhoi và con số này có thể chạm tới mức 300 chiếc bằng cách tự chế tạo các chiến đấu cơ dòng Su tại Ấn Độ ở mức 12-18 chiếc/năm để thay thế những chiếc MiG đã quá tuổi sử dụng.

Đây là một số lượng rất lớn các máy bay cao cấp và 24 chiếc Su-35 của Trung Quốc có thể chỉ tạo ra hiệu ứng nhỏ trong cân bằng sức mạnh không quân với Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ hiện đang nâng cấp phi đội Su-30 thành máy bay Sukhoi cao cấp có thể tăng cường đáng kể năng lực chiến đấu của máy bay Su-30MKI. Điều này sẽ vô hiệu hóa phi đội máy bay chiến đấu Su-35 của Trung Quốc.

Trung Quốc đàm phán mua phi đội 24 chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Trung Quốc đàm phán mua phi đội 24 chiến đấu cơ Su-35 của Nga

Một khi các vũ khí đã được bán đi thì Nga không kiểm soát được chúng hoặc cách chúng được sử dụng. Lý do chính tại sao vũ khí của Nga nổi tiếng toàn cầu là vì Nga không tin vào việc thực hiện kiểm soát việc sử dụng vũ khí. Đây là chính sách khôn ngoan rất khác với chính sách của Mỹ, nước đầu tiên sẽ bán vũ khí và sau đó áp đặt lệnh trừng phạt nếu có xung đột.

Tuy nhiên, Nga vẫn có thể nói riêng với mỗi nước rằng nước này sẽ không bán vũ khí nếu Ấn Độ và Trung Quốc sử dụng vũ khí của Nga để chống lại nhau. Ví dụ, hệ thống S-400 rõ ràng là nhằm đối phó các máy bay tàng hình của Mỹ ở bờ biển phía đông Trung Quốc. Hệ thống này không nên triển khai để chống lại Ấn Độ. Thứ hai là khẩu đội S-400 của Ấn độ chỉ nên triển khai ở biên giới Pakistan.

Tất nhiên, trong chiến tranh thì những quy tắc này sẽ không áp dụng, nhưng nếu những quy tắc này được thực hiện trong thời bình sẽ ít có cơ hội leo thang căng thẳng.

Cuối cùng, Matxcơva không nên quên rằng nếu không có sự hỗ trợ từ Trung Quốc và Ấn Độ thì ngành công nghiệp quốc phòng của Nga sẽ là một cái bóng nhạt nhòa của Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991 kéo theo sự sụp đổ tất yếu của nền kinh tế bao cấp, Nga đã mất phần lớn thị trường xuất khẩu vũ khí bao gồm ở các nước Đông Âu. Trung Quốc là nước đầu tiên và sau đó là Ấn Độ đã đặt hàng và giúp hồi sinh ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.

Tên lửa siêu âm Brahmos là thành quả hợp tác giữa Nga và Ấn Độ
Tên lửa siêu âm Brahmos là thành quả hợp tác giữa Nga và Ấn Độ

Nhìn vào bức tranh chiến lược rộng lớn, Nga nên giúp Ấn Độ và Trung Quốc giải quyết tranh chấp biên giới để hai nước không dấn vào con đường xung đột. Matxcơva đã tránh can dự vào xung đột ở Himalaya giữa hai nước, có lẽ vì dư luận đặc biệt là ở Ấn Độ, không có lợi cho việc giao thương liên quan vấn đề biên giới. Nhưng Nga có thể thực hiện những bước đi nhỏ trong khu vực.

Ấn Độ là một trong số ít những nước trên thế giới hàng năm vẫn tăng chi tiêu cho quốc phòng. Tương tự Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu giảm bớt việc mua thêm vũ khí. Do đó thị trường Ấn Độ và Trung Quốc là những thị trường béo bở Nga không thể để mất.