Theo báo Nhật Nihon Keizai Shimbun, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies, IISS) một tổ chức tư vấn có uy tín của Anh, hôm 17/2 đã công bố bản Báo cáo "So sánh sức mạnh quân sự" toàn cầu mới nhất, cho thấy chi tiêu quân sự của cả thế giới năm 2022 đạt tới 1.978,6 tỉ USD, tăng 2,6% so với năm trước.
Trong số đó, chi tiêu quân sự của Mỹ đứng đầu toàn cầu với 766,6 tỉ USD, tăng 0,9% so với năm trước, chiếm 39% tổng chi tiêu quân sự của cả thế giới. Trung Quốc đứng thứ hai với 242,4 tỉ USD (Trung Quốc chỉ nhận chi 229 tỉ USD) và Nga đứng thứ ba với 89,7 tỉ USD. Đáng chú ý là tổng chi tiêu quân sự của Trung Quốc và Nga chỉ bằng 43%, không bằng một nửa của Mỹ.
Mặc dù do tác động kép của đại dịch COVID-19 và lạm phát, tăng trưởng kinh tế thực tế của Mỹ bị chậm lại vào năm 2022 nhưng chi tiêu quân sự của nước này vẫn tăng chứ không giảm. Theo Nihon Keizai Shimbun, dự toán ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm tài khóa 2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023) tăng 10% so với năm tài chính trước, lên tới 858 tỉ USD.
Pháo phòng không tự hành của Đức cung cấp cho Ukraine (Ảnh: QQ). |
Vốn dĩ Mỹ chi tiêu quân sự của Mỹ luôn vượt xa tất cả các nước trên thế giới, sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí trang bị cho Ukraine, điều này cũng làm tăng chi tiêu quân sự ở một mức độ nhất định. Chính phủ Mỹ cũng có kế hoạch thay thế và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, khoản chi này chiếm phần lớn ngân sách quân sự.
Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quân sự, điều tàu sân bay và tàu chiến phô diễn sức mạnh ở vùng biển gần các nước, đồng thời gia tăng triển khai quân tại các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Gần đây, Mỹ đã bị chỉ trích vì chuyển hướng trọng tâm của dư luận, đã nhiều lần điều động máy bay của Không quân bắn hạ các “vật thể bay không xác định, UFO". Về vấn đề này, Edward Snowden, một cựu nhân viên của CIA, người đã từng vạch trần Dự án PRISM của Cục An ninh Quốc gia Mỹ (USNSA), đã đăng bài giễu cợt Mỹ dùng tên lửa có giá 400.000 USD để bắn hạ khinh khí cầu dân sự trị giá 12 USD.
Trung Quốc tiếp tục đứng thứ hai thế giới và có mức tăng kỉ lục mới về chi tiêu quân sự (Ảnh: Sina). |
Với tất cả những điều này, không có gì ngạc nhiên khi chi tiêu quân sự của Mỹ cứ năm sau tăng vọt hơn năm trước.
Trong bảng xếp hạng về chi tiêu quân sự, thứ hạng của Nga đã thay đổi rõ rệt. Báo cáo của IISS chỉ ra rằng, nếu tính cả chi phí nghiên cứu và phát triển thiết bị quân sự, chi tiêu quân sự của Nga đã tăng 40% so với năm trước và thứ hạng của nước này cũng tăng từ thứ năm lên thứ ba. Báo cáo nhấn mạnh rằng Nga đã chi rất nhiều tiền vào cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, do thiệt hại bởi chiến tranh, số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga đã giảm tới 40% so với năm trước.
Cuộc chạy đua vũ trang do xung đột Nga-Ukraine châm ngòi cũng đã lan sang châu Âu. Báo cáo chỉ ra rằng đồng thời với việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, các nước châu Âu cũng đang từng bước củng cố khả năng phòng thủ của mình. Trước đó, các cơ quan truyền thông đưa tin rằng sau khi mua xe tăng và pháo tự hành từ Hàn Quốc, Ba Lan đã mua gần 300 giàn phóng tên lửa tầm xa đa nòng (MLRS) K239 Chunwoo của Hàn Quốc. Ngay cả Đức, quốc gia đã luôn giảm số lượng xe tăng sau Chiến tranh Lạnh, giờ đây cũng tuyên bố sẽ quay trở lại tăng cường sản xuất xe tăng và đạn pháo.
Tăng chi tiêu quân sự hiện đã trở thành một xu hướng mạnh mẽ ở châu Âu.
Tại châu Á, Trung Quốc dẫn đầu châu lục và đứng thứ hai thế giới với 242,4 tỉ USD. Truyền thông Trung Quốc nói ngân sách Quốc phòng năm 2022 của Trung Quốc là 229 tỉ USD, tăng 7,1% so với năm trước và là mức tăng nhiều nhất kể từ năm 2019 (năm 2021 tăng 6,8%).
Đức đã mua 288 dàn phóng tên lửa đa nòng Chonwoo của Hàn Quốc (Ảnh" Sohu). |
Ngoài Trung Quốc, chi tiêu quân sự của Nhật Bản cũng rất đáng chú ý. Trang mạng Huanqiu (Hoàn cầu) của Trung Quốc dẫn nguồn thông tấn xã Kyodo đưa tin, để tăng cường khả năng phòng thủ, nội các Nhật Bản năm ngoái đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng trị giá 6,8 nghìn tỉ yên (tức 51 tỉ USD) cho năm tài khóa 2023. Tính ra, đây là năm thứ 11 liên tiếp ngân sách quốc phòng của Nhật Bản năm sau tăng hơn năm trước.
Phía Trung Quốc cho rằng, “xu hướng của Nhật Bản là thổi phồng cục diện căng thẳng ở khu vực để tìm kiếm bước đột phá về sức mạnh quân sự của mình là rất nguy hiểm”. Bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đây đã tuyên bố với giọng điệu cảnh báo rằng “Nhật Bản nên nghiêm túc nhìn lại lịch sử xâm lược của mình, tôn trọng các mối quan ngại về an ninh của các nước láng giềng châu Á, thận trọng trong lời nói và hành động trong lĩnh vực an ninh quân sự, và làm nhiều hơn nữa những điều có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.
Theo dữ liệu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố, chi tiêu quân sự toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021, nhưng dường như năm 2022 đã vượt qua mức của năm 2021 và đạt kỷ lục mới.