Nhu cầu kính thực tế ảo (VR) lớn như vậy là do các loại hình giải trí số tiếp tục tăng nhanh, kéo theo sự tăng trưởng mạnh các công nghệ nội dung như internet video, cinema và video games.
Nhìn chung, thị trường kính VR còn mới, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách thâm nhập và tiếp tục đầu tư nên có nhiều tiềm năng mặc dù khả năng mang lại lợi nhuận vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Dự báo, doanh số nội dung thực tế ảo tại Trung Quốc sẽ đạt 3,6 tỷ USD vào năm 2021 với hơn một nửa là từ các video và khoảng 46% là từ games.
Không ai giàu lên chỉ từ việc sản xuất phần cứng. Cái đích của các hãng sản xuất phần cứng chính là khả năng trở thành hạ tầng cho VR và hưởng phần trăm từ việc bán các nội dung - Jane Kong, đối tác của Phụ bản Giải trí và truyền thông PwC China giải thích.
Dịch vụ cung cấp internet video - động lực chính của công nghiệp giải trí và truyền thông Trung Quốc ước đạt 1,8 tỷ USD doanh số trong năm 2016.
Mặc dù từ cuối năm 2015 Trung Quốc có quy định hạn chế cung cấp dịch vụ OTT, nhưng tạp chí PwC vẫn tin rằng OTT còn có nhiều dự địa để tăng trưởng vì khách hàng dự báo sẽ chi khoảng 4,5 tỷ USD cho internet video vào năm 2021.
Trong vòng 5 năm nữa, Trung Quốc sẽ chứng kiến sự dịch chuyển quan trọng từ việc khách hàng xem các nội dung video miễn phí trên truyền hình sang sử dụng dịch vụ xem video theo yêu cầu có trả phí. Cung cấp các nội dung trong nước và quốc tế hàng đầu là chìa khóa của các nhà cung cấp OTT.
Trong khi đó các phòng vé rạp chiếu phim cũng vẫn giữ nhịp độ tăng trưởng mạnh. Năm ngoái, các phòng vé rạp chiếu phim tại Trung Quốc thu về 6,2 tỷ USD. Dự báo đến năm 2021 sẽ là 10,7 tỷ USD bởi người ta vẫn tiếp tục xây thêm các rạp mới.
Năm ngoái, số phòng chiếu của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ với con số 41.056 so với 40.928 của Mỹ. Trung Quốc cũng là nước đứng đầu thế giới về số phòng chiếu IMAX 3D với 575 phòng, nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới.