Reuters dẫn các nguồn tin hôm thứ Tư cho biết Ireland và Tây Ban Nha cũng sẽ công bố việc công nhận một nhà nước Palestine.
Các thành viên Liên minh Châu Âu, Slovenia và Malta, trong những tuần gần đây cũng cho biết rằng họ có kế hoạch công nhận, cho rằng giải pháp hai nhà nước là điều cần thiết cho hòa bình lâu dài trong khu vực.
“Giữa cuộc chiến, với hàng chục nghìn người chết và bị thương, chúng ta phải giữ cho điều duy nhất có thể mang lại ngôi nhà an toàn cho cả người Israel và người Palestine tồn tại: hai quốc gia có thể chung sống hòa bình với nhau”, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere nói.
Trước thông báo này, khoảng 143 trong số 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc đã công nhận một nhà nước Palestine.
Các nước châu Âu đã tiếp cận vấn đề này theo những cách khác. Một số nước, như Thụy Điển, đã công nhận nhà nước Palestine cách đây một thập kỷ, trong khi Pháp không có ý định làm như vậy trừ khi đây có thể là một công cụ hiệu quả để đạt được tiến bộ hướng tới hòa bình.
Những động thái mới diễn ra trong bối cảnh lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc tấn công vào rìa phía bắc và phía nam của Dải Gaza trong tháng 5, gây ra một cuộc di cư mới của hàng trăm nghìn người và hạn chế mạnh mẽ dòng viện trợ, làm tăng nguy cơ xảy ra nạn đói.
Na Uy, thành viên không thuộc EU, từ lâu đã tuyên bố sẽ chỉ công nhận Palestine là một quốc gia nếu điều đó có thể có tác động tích cực đến tiến trình hòa bình, phù hợp với những gì mà Mỹ đã tuyên bố về vấn đề này.
Na Uy là một đồng minh thân cận của Mỹ và quốc gia Bắc Âu này đã nhiều lần tìm cách đứng ra làm trung gian hòa bình giữa Israel và Palestine trong những thập kỷ gần đây.
Quân đội Israel kêu gọi 100.000 thường dân Palestine sơ tán khỏi miền Đông Rafah
Giá vàng, dầu mỏ tăng vọt do xung đột Palestine – Israel
Quân đội Israel tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn vào trụ sở chiến binh Palestine ở Bờ Tây
Theo Reuters