Mỹ, Trung, Nhật phản ứng thế nào nếu xảy ra khủng hoảng Senkaku?

VietTimes -- "Đội Mỹ" hoan nghênh phương án "đồng thời rút lui" do Trung Quốc đưa ra, "Đội Nhật Bản" phải chấp nhận một cách cưỡng ép, lo ngại Mỹ không bảo vệ lập trường của Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku.
Ngày 26/12/2016, ba tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2401, 2502 và 35115 Trung Quốc tiến hành xâm nhập lãnh hải đảo Senkaku. Ảnh: Sina
Ngày 26/12/2016, ba tàu cảnh sát biển mang số hiệu 2401, 2502 và 35115 Trung Quốc tiến hành xâm nhập lãnh hải đảo Senkaku. Ảnh: Sina

Tân Hoa xã ngày 28/4 dẫn nguồn tin từ Nhật Bản cho hay, Nhật Bản đã diễn thử tình huống xảy ra khủng hoảng ở vùng biển đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư), tiến hành mô phỏng quan chức chính phủ ba nước Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản sẽ áp dụng chính sách gì.
Kết quả cho thấy Mỹ lấy "tránh chiến tranh, ngăn chặn tình trạng xấu đi" làm mục tiêu lớn nhất, trong khi đó Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng căng thẳng vì "vấn đề lãnh thổ không thể thỏa hiệp".
Khi bắt đầu diễn thử, các nhóm vũ trang đổ bộ ở quần đảo Senkaku và các đảo xung quanh, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản không thể kiểm soát tình hình. Do đó, Trung Quốc phát đi tín hiệu muốn can thiệp, điều tàu chiến đến khu vực đảo Senkaku.
Lấy cảnh hư cấu làm cơ sở, các cựu quan chức chính phủ Nhật Bản và Mỹ, các cựu tướng lĩnh Lực lượng Phòng vệ tổng cộng 20 người, chia làm 3 đội, lần lượt mô phỏng quan chức chính phủ ba nước Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản để diễn thử các đối sách mà các bên sẽ áp dụng.
Cuộc diễn thử quân sự này do phân bộ Mỹ của Quỹ hòa bình Sasakawa Nhật Bản tổ chức vào cuối tháng 3/2017. Cuộc diễn thử đã mô phỏng 2 tình huống khẩn cấp, đã kiểm nghiệm được phần nào khả năng xử lý khủng hoảng ở quần đảo Senkaku.

Tàu cảnh sát biển số hiệu 2401 Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tàu cảnh sát biển số hiệu 2401 Trung Quốc. Ảnh: Sina

Hơn 20 nhân vật "cánh hữu" Nhật Bản đổ bộ lên quần đảo Senkaku. Đây là một tình huống diễn ra khi tổ chức diễn thử.
Khi đó, điện thoại của "đội Nhật Bản" vang lên, do "đội Trung Quốc" gọi đến. Đội Trung Quốc cho biết: "Trong vòng 48 giờ, hải quân Trung Quốc sẽ không áp dụng hành động, nhưng không thể chờ đợi mãi".
6 tàu công vụ của Cục Cảnh sát biển và hơn 20 tàu cá Trung Quốc tiến vào vùng biển quần đảo Senkaku. Tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và tàu công vụ Trung Quốc xảy ra xung đột, thuyền viên Trung Quốc bị rơi xuống biển.
"Đội Nhật Bản" quyết định điều 10 tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển ra tiếp viện, tập trung ưu tiên nhất cho việc ngăn chặn phía Trung Quốc đổ bộ lên đảo.
Để đề phòng tình hình mở rộng, tàu hộ vệ lớp Aegis của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ chạy đến vị trí áp sát Senkaku hơn so với tàu chiến Trung Quốc.
"Đội Mỹ" coi "ngăn chặn tranh chấp mở rộng và làm dịu trạng thái căng thẳng" làm phương án ưu tiên nhất, yêu cầu Nhật Bản và Trung Quốc áp dụng các hành động kiềm chế.
"Đội Trung Quốc" tiếp xúc với "Đội Mỹ", cho biết, "Nhật Bản đã áp dụng hành động khiêu khích trước", đồng thời đề xuất phương án để tàu hai bên Nhật Bản và Trung Quốc đồng thời rút lui, yêu cầu Mỹ tiến hành hòa giải.

Nhóm đảo Senkaku. Ảnh: Sina
Nhóm đảo Senkaku. Ảnh: Sina

"Đội Mỹ" bày tỏ hoan nghênh với phương án này, cho biết điều này "có lợi cho làm dịu tình hình căng thẳng", đồng thời qua đó trưng cầu ý kiến của phía Nhật Bản. "Đội Nhật Bản" lo ngại điều này sẽ làm suy yếu lập trường sở hữu đảo Senkaku, từ chối chấp nhận.
Nhưng, "Đội Mỹ" tiếp tục mạnh mẽ yêu cầu hai bên lập tức đồng thời rút lui. "Đội Nhật Bản" mặc dù cho biết rút lui "một cách không thể chấp nhận", nhưng cũng tiến hành "ngừng điều thêm Lực lượng Phòng vệ và Lực lượng bảo vệ bờ biển, giảm số lượng tàu, khôi phục trạng thái tiến hành tuần tra thường lệ của Lực lượng bảo vệ bờ biển".
Diễn thử đến đây kết thúc. Nhưng một thành viên của "Đội Nhật Bản" bất mãn cho biết: "Cuối cùng đã rõ ràng, Mỹ sẽ ưu tiên xem xét tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc, chứ không phải là bảo vệ lập trường sở hữu quần đảo Senkaku của Nhật Bản".