Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 được trang bị hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, có khả năng kết nối vào mạng thông tin chiến thuật data link, nhưng liên kết phối hợp với tiêm kích hạng nặng F-15 trong một hệ thống tác chiến chiến thuật dạng mạng NET thì không thể, do F-15 là máy bay được sản xuất từ năm 1972, hệ thống trang thiết bị điện tử trên thân được coi là đã lỗi thời so với các máy bay thế hệ 4++ và thế hệ 5. Nhưng Lầu Năm Góc dự kiến sẽ kéo dài thời gian phục vụ của F-15 thêm vài thập kỷ nữa.
Talon HATE là một hệ thống truyền thông dạng mạng không dây, cho phép có thể liên kết chia sẻ thông tin giữa các phương tiện bay với nhau và với trạm mặt đất thông qua hệ thống vệ tinh viễn thông quân sự và các liên kết thông tin chiến thuật data link, được phát triển bởi Boeing.
Theo thông cáo báo chí của công ty công nghiệp quân sự này, Boeing và Không quân Mỹ (USAF) trong thử nghiệm gần đây chứng minh rằng nhiều máy bay và trạm mặt đất có thể giao tiếp với nhau thông qua hệ thống mạng không dây Talon HATE của công ty.
Trong khuôn khổ chương trình Talon HATE, máy bay tiêm kích F-15 nâng cấp được lắp đặt hệ thống cảm biến mới, máy tính trên thân và một phần mềm cho phép truyền tải thông tin từ F-15 đến các loại phương tiện quân sự khác, bao gồm cả máy bay chiến đấu các loại và các trạm trinh sát, các trung tâm chỉ huy mặt đất. Tổ hợp này được lắp đặt trong một thùng container treo, được coi là thành phần cấu thành của hệ thống Talon HATE.
Trong chuyến bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Nellis ở New Mexico, hai máy bay F-15C được trang bị Talon HATE đ cho phép các phi công bay thử nghiệm chia sẻ thông tin thông qua truyền thông Link 16, Truyền thông dữ liệu chung (Common Data Link) và truyền thông vệ tinh băng thông rộng toàn cầu (WGS), truyền thông vệ tinh băng thông rộng (SATCOM) của quân đội Mỹ. Chuyến bay thử nghiệm cũng khẳng định được máy bay F-22Raptor có thể tích hợp được vào mạng lưới dữ liệu chiến thuật Link. Sử dụng hệ thống này, các phi công có thể trao đổi thông tin thời gian thực giữa các máy bay F-15C và các loại máy bay cũng như vũ khí trang bị, phương tiện bay khác nhau của Không quân Mỹ.
Hệ thống truyền thông trao đổi thông tin chiến thuật này có cấp độ bảo mật cao, Link 16 là một cổng giao thức kết nối chuẩn NATO chuẩn, trong quá trình bay tốc độ trao đổi thông tin đạt 31,6, 57,6 và 115,2 kilobits/giây. Truyền thông dữ liệu chung Common Data Link có tốc độ truyền tải dữ liệu đạt 274 Mbit/s. Hệ thống băng thông rộng SATCOM có tốc độ 2.4 Gbit/giây. Trong quá trình thử nghiệm F-15 đã khai thác sử dụng thành công của tất cả các đường truyền dữ liệu.
Giám đốc điều hành chương trình Talon HATE, trung tá Christopher Bradley trong một bài phát biểu tuyên bố: lực lượng không quân Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống và mong muốn đưa Talon HATE vào khai thác sử dụng. Boeing cho biết sẽ tiến hành kiểm tra thêm vào cuối năm nay với các cảm biến tiên tiến sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu F-15 nâng cấp hiện đại hóa.
Cheryl Sampson, phát ngôn viên của Boeing cho biết, hãng đã ký hợp đồng với USAF để triển khai chương trình Talon HATE, nhưng đã trì hoãn do phải đáp ứng một yêu cầu cụ thể của USAF. Sampson cho biết hãng phát triển hệ thống Talon HATE theo đơn đặt hàng của USAF, đồng thời cũng tiến hành tiếp thị đến khách hàng quốc tế tiềm năng.
Ngày 29.03.2017, Boeing đã ký một hợp đồng sửa đổi để duy tu bảo dưỡng các hệ thống radar AN / APG-63 (V) 1, AN / APG-63 (V) 2, AN / APG-63 (V) 3, Và hệ thống Talon HATE radar thứ cấp. Ngày 23.12. 2014, Boeing đã giành được một hợp đồng không cố định giá với giá trị không vượt quá 64,2 triệu USD để tiếp tục duy trì khai thác sử dụng các radar APG-63 (V) 1, APG-63 (V) 2, APG -63 (V) 3, và radar thứ cấp Talon HATE sau khi lắp đặt lên máy bay.
TTB