Chiến tranh chưa bao giờ là đề tài dễ chịu và còn tệ hơn ở những cuộc xung đột nổi bật và gây hối tiếc, nhất là tại Iraq vào năm 2003 và tại Libya năm 2011 - Hai cuộc chiến được gây nên do mưu đồ của những quyền lực nước ngoài và lính đánh thuê.
Hiện tại, thế giới đang buộc phải làm khán giả bất đắc dĩ chứng kiến những hành động có thể dự đoán trước của 3 nước lớn Mỹ, Anh và Pháp. Các thành viên NATO này cố ý bỏ qua những nhóm khủng bố thật sự tại Syria, đổ tội cho chế độ của ông Assad về một loạt những vụ tấn công hóa học chống lại dân thường mà không có bằng chứng và một cuộc điều tra đúng luật.
Tàu USS Monterey bắn tên lửa hạm đối đất ngày 14.4 vào Syria.
Đây cũng là thời gian thách thức con người tìm ra những con đường để giải quyết những mối đe dọa. Sau tất cả thì bao nhiêu đất nước có chủ quyền đã bị sụp đổ do cơn thèm khát phương Tây về việc thay đổi chế độ? Bao lâu thì sự tàn phá do thay đổi chế độ sẽ tới cửa ngõ của nước Nga? Với việc lực lượng NATO đang di chuyển một cách vững chắc tới biên giới Nga, những câu hỏi trên không phải là câu hỏi vô căn cứ.
Nhưng có cũng không ít những người nhiệt tình và lạc quan khi chứng kiến vụ tấn công 14.4 của Mỹ - Pháp - Anh bị chặn đứng một cách thành công: theo quân đội Nga, lực lượng quân đội Syria sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không có từ thời Liên Xô bao gồm cả S-200 và Buk đã bắn hạ 46/103 tên lửa của liên quân Mỹ-phương Tây.
Lầu Năm Góc phủ nhận tuyên bố trên.
Trong khi đó, những câu hỏi khi đề cập đến vụ tấn công trái phép tại Syria vẫn chưa có câu trả lời: ví dụ, tại sao những nước quyền lực trong NATO lại tấn công một cơ sở gần Damascus nơi họ công khai tin rằng đang chứa vũ khí hóa học và có thể khiến cho nhiều chất độc phát tán hơn trong không khí?
Hơn nữa, khi các điều tra viên về vũ khí của Liên Hợp Quốc đã có lịch trình tới Syria trong những ngày gần nhất để bắt đầu điều tra về vụ Syria bị cáo buộc tấn công hóa học thì Mỹ và các đồng minh hy vọng gì từ một vụ tấn công ở thời điểm quan trọng đó? Đây có phải là hành động để hủy đi chứng cứ?
Trung tâm nghiên cứu Barzah sau vụ tấn công của liên quân Mỹ - Anh - Pháp.
Mặc dù không ai muốn chứng kiến một cuộc chiến bùng nổ giữa phương Tây và Nga nhưng không thể phủ nhận các vũ khí quân sự đã được chuẩn bị sẵn sàng cho một kịch bản như vậy. Với hy vọng tránh rủi ro phương Tây sẽ có cuộc tấn công quân sự tiếp theo, Nga đã triển khai hệ thống phòng thủ bao gồm Pantsir-S1 và S-400.
Pantsir với những nòng pháo 30mm có thể bắn 5.000 viên đạn/phút là vũ khí hiệu quả cao chống lại máy bay bay ở tầm thấp, máy bay không người lái và tên lửa. Trong khi đó, hệ thống S-400 có tầm bắn từ 250-400km đã được triển khai để bảo vệ căn cứ không quân Khmeimim và căn cứ hải quân Tartus cùng các cơ sở khác trên lãnh thổ Syria.
Tên lửa S-400 khai hỏa.
Nga tuyên bố khả năng của họ bắn hạ tên lửa Tomahawk của Mỹ với hệ thống phòng không S-400 được hoàn thiện bằng hệ thống radar trên tàu ngoài khơi Địa Trung Hải để phát hiện và theo dõi bất cứ tên lửa nào phóng vào Syria ở tầm xa.
Tiếp theo là những chiếc máy bay chiến đấu. Bắt đầu từ đầu 2016, những chiếc Su-35 siêu cơ động đã triển khai những nhiệm vụ chiến đấu tại căn cứ không quân Khmeimim. Đây rõ ràng là chiếc máy bay không ai muốn đối đầu. Nhà phân tích quân sự Sebastien Roblin phân tích trên National Interest: "Sự linh hoạt của Su-35 khiến nó khó có thể vượt qua khi cận chiến... Một chiếc F-35 tàng hình khi ở tầm gần với S-35 sẽ gặp phải vấn đề lớn".
Một sự đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận hơn
Vào ngày 1.3, trong thông điệp thường niên của tổng thống, ông Vladimir Putin đã đưa ra tầm nhìn của ông về tương lai của nước Nga, nhấn mạnh việc đổi mới mọi khía cạnh trong hạ tầng cơ sở của Nga. Nhưng với bài học của Libya năm 2011, một cơ sở hạ tầng vững chắc sẽ không có ý nghĩa gì nếu thiếu khả năng quân sự để bảo vệ nó.
Ông Putin bắt đầu bằng cách nhắc cho các khán giả rằng vì Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 2002 đã khiến Nga phải đẩy nhanh nhiều dự án quốc phòng. Một trong những dự án đó là tên lửa Sarmat được trang bị "đầu đạn hạt nhân mạnh mẽ tầm rộng, bao gồm khả năng phóng ở vận tốc siêu thanh và những chức năng hiện đại nhất để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa". Lãnh đạo Nga còn nhấn mạnh tên lửa Sarmat "không có giới hạn về tầm bắn".
Tên lửa đạn đạo Sarmat.
Sau đó, ông Putin đề cập tới hệ thống siêu tên lửa khác mang tên Kinzhal (dao găm) có vận tốc gấp 10 lần tốc độ âm thanh, "cũng có thể hoạt động trong mọi quỹ đạo bay, cho phép vượt qua mọi hệ thống chống tên lửa, chống máy bay, mang theo đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường trong tầm 2.000km".
Tiếp theo, ông Putin tiết lộ sự thật gây sốc về việc nghiên cứu và phát triển những hệ thống vũ khí này cho thấy sự cân bằng về mặt chiến lược của Nga với phương Tây: "Như tôi nói trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang, chúng ta đã tạo ra những hệ thống vũ khí tốt và tiên tiến nhất. Một trong những hệ thống này được tạo ra bởi một đội ngũ các nhà khoa học trẻ. Tôi đã hỏi họ xem họ đến từ đâu và làm sao họ có thể sáng chế nên những thứ như vậy. Họ nói rằng họ tập hợp thành một nhóm khoa học sau khi tốt nghiệp và phát triển hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới trong vòng 7 năm". Tổng thống Nga đã nói điều này trong cuộc họp toàn thể Hội đồng Hiệu trưởng Nga.
Có lẽ điều gây ngạc nhiên hơn việc Nga có thể đảo ngược tình thế quân sự với sự giúp đỡ của các nhà khoa học trẻ là thực tế hiện tại Nga có thể tập trung các nguồn lực vào cơ sở hạ tầng và kinh tế. Ông Putin đang muốn phân bổ 10 nghìn tỷ Rúp (khoảng 162 tỷ USD) vào chương trình chăm sóc sức khỏe, giáo dục và cơ sở hạ tầng để giữ lời hứa tiếp tục nâng cao đời sống của tầng lớp trung lưu tại Nga - đã phát triển nhanh chóng kể từ khi ông nắm quyền vào năm 2000.