Mỹ muốn dùng thương mại số để đối phó với Trung Quốc trong khu vực

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Giới chức Nhà Trắng đang thảo luận về một thỏa thuận thương mại số giữa các nền kinh tế ở Ấn Độ-Thái Bình Dương như một biện pháp để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Thỏa thuận đề xuất cho thấy chính quyền Biden đang tìm những cơ hội thương mại mới trong khu vực (Ảnh: AFP)
Thỏa thuận đề xuất cho thấy chính quyền Biden đang tìm những cơ hội thương mại mới trong khu vực (Ảnh: AFP)

Chi tiết về thỏa thuận tiềm năng này hiện vẫn đang ở giai đoạn sơ phác, nhưng nó có thể thu hút các nước như Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Australia, New Zealand và Singapore; SCMP dẫn một nguồn tin giấu tên có hiểu biết về vấn đề này cho hay. Thỏa thuận có thể đặt ra bộ tiêu chuẩn cho kinh tế số, trong đó bao gồm các quy định về sử dụng dữ liệu, hải quan điện tử và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.

Thông tin về thỏa thuận tiềm năng này cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang muốn khám phá những cơ hội mới trong thương mại, sau những tháng đầu tập trung vào việc thực thi các thỏa thuận hiện hữu thay vì đẩy mạnh đàm phán với Anh và Kenya – việc dang dở từ thời chính quyền Donald Trump.

Nhưng quan trọng hơn, chính sách trên cho thấy nỗ lực sớm của chính quyền Biden trong việc sạn thảo ra một kế hoạch kinh tế hướng tới khu vực đang được xem là đóng tầm quan trọng lớn về kinh tế và chiến lược. Trước đó, cựu Tổng thống Trump đã ra quyết định rút Mỹ khỏi các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017.

Hiện các quan chức tại Nhà Trắng và Phòng Đại diện Thương mại Mỹ chưa có bình luận nào về thỏa thuận đề xuất trên.

Những người ủng hộ thỏa thuận được đề xuất – trong đó có cựu Phó Đại diện thương mại Mỹ Wendy Cutler – cho rằng nó sẽ tận dụng được kết thừa ưu điểm từ các thỏa thuận hiện hữu trong khu vực, như Thỏa thuận Thương mại Số Mỹ-Nhật, các thỏa thuận giữa các nước trong khu vực như Thỏa thuận Thương mại số Singapore-Australia và Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Số Singapore-New Zealand-Chile.

Một thỏa thuận thương mại số sẽ “giúp nước Mỹ trở lại cuộc chơi thương mại ở châu Á, trong lúc chúng ta đang cân nhắc về việc gia nhập lại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”; bà Cutler, một nhà đàm phán thương mại dạn dày kinh nghiệm, nhận định.

“Chúng tôi rất muốn tham gia đàm phán một hiệp định số, đặc biệt là khi thiếu vắng TPP” – Charles Freeman, Phó chủ tịch phụ trách khu vực châu Á thuộc Phòng Thương mại Mỹ ở Washington, nói – “Chúng tôi muốn có một dạng thỏa thuận dựa trên quy định và tiến bộ trong khu vực, đặc biệt là dưới dạng mô hình thỏa thuận toàn cầu. Chúng tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp để thực hiện”.

Tuy nhiên, một thỏa thuận số như vậy có thể vấp phải nhiều sự phản đối về mặt chính trị. Nó cũng cần phải được phê chuẩn tại Quóc hội Mỹ.

“Một trong số nhiều thách thức với chính sách thương mại hiện đại chính là phải làm sao để cân bằng rất nhiều lợi ích mâu thuẫn” – Nigel Cory, Giám đốc chính sách thương mại thuộc Tổ chức Công nghệ thôn tin & Đỏi mới, nhận định – “Đó là một nhiệm vụ rất thách thức và phức tạp”.

Một số quan chức chính quyền Biden đã công khai ủng hộ một thỏa thuận thương mại số ở châu Á.

“Để nước Mỹ hành đọng thực sự hiệu quả ở châu Á, chúng ta sẽ cần phải nêu rõ rằng chúng ta có một kế hoạch kinh tế, một loạt cam kết và bạn sẽ thấy một số thứ như vậy xuất hiện trong thời gian tới” – Kurt Campbell, quan chức cấp cao Nhà Trắng phụ trách khu vực châu Á, phát biểu hòi tuần trước.

Ông Campbell còn tiết lộ rằng chính quyền Biden đang nhìn vào “điều có thể trở thành tiềm năng trên mặt trận số”, tuy không đi vào chi tiết.