Ngày 2/2 vừa qua, Nhà Trắng đã thông báo ngân sách năm 2017 cho Sáng kiến An ninh châu Âu sẽ lên tới 3,4 tỷ USD. Với khoản tiền lớn này, Lầu Năm Góc sẽ triển khai thêm một lữ đoàn sẵn sàng chiến đấu ở Đông Âu. Đơn vị này sẽ thường xuyên hiện diện trên tuyến đầu ở mặt trận phía Đông của NATO, di chuyển từ nước này sang nước khác, bao gồm Ba Lan và các nước Baltic. Đơn vị này sẽ có các loại vũ khí hạng nặng được bố trí từ trước trên lục địa châu Âu. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, nhóm quân mới này sẽ có khả năng ngăn chặn cuộc xâm lược tiềm năng của quân đội Nga vào Đông Âu.
Nếu so sánh với đơn vị gồm 150 lính Mỹ cho đến gần đây đã lưu động giữa Ba Lan và các nước vùng Baltic, thì lữ đoàn mới là một yếu tố làm leo thang căng thẳng. Trong khi đang xô đẩy châu Âu đến bờ vực chiến tranh quy mô lớn, Lầu Năm Góc nhận thức được rằng, không thể tin cậy hoàn toàn vào NATO trong trường hợp xảy ra cuộc đối đầu quân sự với Nga. Vì vậy, Mỹ thay thế quân đội châu Âu bằng đội quân của mình là Bộ Chỉ huy châu Âu của Quân đội Mỹ (EUCOM).
Theo thỏa thuận Nga-Mỹ năm 1997, Mỹ không được bố trí các nhóm quân lớn trên lãnh thổ các thành viên mới của NATO ở Đông Âu. Lầu Năm Góc vặn lại rằng, lữ đoàn sẽ hoạt động luân phiên tại các nước khác nhau, có nghĩa là không vi phạm thỏa thuận Nga-Mỹ. Động thái ngoại giao khéo léo này của Mỹ sẽ dẫn đến việc Nga sẽ triển khai thêm lực lượng và vũ khí hiện đại đến khu vực phía Tây.
Trong trường hợp này các đồng minh của Mỹ, đặc biệt các nước láng giềng với Nga, sẽ được lợi gì? Trên thực tế, sẽ chẳng có lợi thế nào hết. Theo ông Alexander Khrolenko, trong trường hợp xảy ra một cuộc đối đầu quân sự, Mỹ chỉ vì lợi ích của chính họ sẽ hy sinh các nước Baltic, Ba Lan cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina, nước chưa phải la thành viên chính thức của NATO.
Mục tiêu của Washington là rất đơn giản: làm tiêu hao lực lượng của Nga trong đụng độ với các chư hầu của Mỹ. Và sau đó ép buộc Matxcơva thiết lập hòa bình trên các điều khoản thuận lợi cho Mỹ. Mỹ không thể giành phần thắng trong cuộc chiến với Nga vì không có đủ vũ khí thông thường, lực lượng và nguồn lực. Mỹ không có kế hoạch dấn thân vào một cuộc xung đột hạt nhân bởi vì trong trường hợp này Hoa Kỳ khó lòng tránh khỏi thiệt hại nặng nề.
Bình luận viên RT Alexander Khrolenko nhắc nhở rằng, trong nhiều thập kỷ, chính sách đối ngoại của Mỹ được đặc trưng bởi việc phủ nhận khả năng chung sống hòa bình với Liên Xô. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Liên Xô tình hình vẫn không thay đổi. Năm 1992, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã báo cáo với Tổng thống và Quốc hội rằng Nga vẫn là kẻ thù chính đòi hỏi sự tập trung chú ý rất cao.
Và chiến lược quân sự hiện nay của Mỹ, báo cáo của Tổng thư ký NATO trong năm 2015, việc tăng gấp 3 lần lực lượng phản ứng nhanh của NATO ở châu Âu chỉ khẳng định rằng, quan điểm của họ vẫn không thay đổi.
Bình luận viên hãng truyền thông quốc tế "Nước Nga ngày nay" Alexander Khrolenko nhắc lại rằng, ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm 2016 là lớn hơn chi tiêu quân sự của tám quốc gia gồm Trung Quốc, Nga, Ả Rập Saudi, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ. Và cơ sở hạ tầng quân sự không chỉ của NATO mà của bản thân Mỹ đang triển khai sát gần biên giới Nga.
Có chú ý đến các sự kiện này, Nga không thể không lo ngại với chính sách hung hăng như vậy. Matxcơva áp dụng các biện pháp đáp trả theo tất cả các hướng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Nga Maria Zakharova tuyên bố: "Bất cứ hành động không thân thiện nào và bất cứ nỗ lực gia tăng sức ép với Nga sẽ nhận sự phản ứng thích đáng cả về lĩnh vực ngoại giao, chính trị cũng như về lĩnh vực quốc phòng".
Theo Sputnik