Mỹ 'giăng bẫy' hạm đội tàu ngầm Trung Quốc thế nào?

VietTimes -- Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc không những có thể đe dọa trực tiếp Đài Loan, Nhật Bản, Philiphines. Mà còn có thể là lực lượng tấn công đáng kể gây lo lắng các nước ven biển của khu vực Đông Nam Á.
Máy bay săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ
Máy bay săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ

'Sát thủ' và 'thợ săn'

Tàu ngầm là chiến hạm tàng hình, có khả năng giáng những đòn tấn công hủy diệt từ những điểm bất ngờ nhất, đây chính là ý tưởng sáng tạo nên tàu ngầm với tính năng đặc biệt này được duy trì đến tận ngày nay.

Sự bí mật của tàu ngầm càng được tăng cường mạnh mẽ khi xuất hiện các hệ thống động lực trạm nguồn nguyên tử và động cơ diesel không cần không khí ( từ những năm 1950 đến nay). Thế kỷ 20 là thế kỷ vinh quang của tàu ngầm. Thế kỷ 21 có thể, các tàu ngầm sẽ khó lòng tồn tại được, hoặc sẽ thay đổi căn bản những tính năng kỹ chiến thuật của nó. Nhưng ngày nay, tàu ngầm không còn được tự do cơ động trong làn nước sâu của biển cả nữa. Biển không còn là vùng không gian mà ở đó, tàu ngầm có khả năng trở thành vô hình trước đối phương. Sự xuất hiện của một hệ thống chống ngầm mới đã cho phép có thể theo dõi mọi chuyển động của các vật thể kích thước nhỏ hơn cả tàu ngầm dưới biển sâu.

Sự phát triển của tàu ngầm – bắt đầu bằng những các cường quốc Hải quân ồ ạt đóng tàu ngầm vào nửa đầu thế kỷ 20 là một bằng chứng rõ nét nhất cho sự đấu tranh không khoan nhượng giữa vũ khí tiến công và vũ khí phòng ngự. Trong giai đoạn đầu tiên phát triển của lịch sử tàu ngầm, không hề có một khí tài, một thiết bị nào có khả năng phát hiện được, khi các chiến hạm này đang lặn sâu dưới làn nước biển.

Ngay cả khi tàu ngầm nổi trên mặt nước, do cấu trúc thiết kế đặc thù của tàu ngầm cũng rất khó nhận biết chúng trên biển rộng. Những tính năng đặc trưng này đã làm cho tàu ngầm trở thành vũ khí tấn công trên biển nguy hiểm nhất giai đoạn này. Những tính chất nguy hiểm của tàu ngầm được duy trì cho đến năm 1941.

Thời điểm này, các máy bay chống ngầm của Anh được trang bị radar. Máy bay trang bị radar rất tự tin và nhanh chóng phát hiện ra tàu ngầm, khi chúng đang ở trạng thái nổi trên mặt nước, do tình năng kỹ thuật lúc đó của tàu ngầm buộc nó trong quá trình hải hành phải nổi ít nhất là một nửa thời gian trên mặt nước. Tàu ngầm, khi bị máy bay chống ngầm trang bị radar phát hiện. không kịp thời gian lặn xuống dưới nước để lẩn trốn, trên thực tế nó chắc chắn bị tiêu diệt.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, người Anh đã chế tạo các radars phát hiện tàu ngầm hiệu quả nhất và các đơn vị chiến hạm chống ngầm bắt đầu tự tin hơn truy quét tàu ngầm ngay cả trong tình huống tàu ngầm đang lặn. Kết quả là cuối chiến tranh thế giới lần thứ II, hầu hết các tàu ngầm đều bị tiêu diệt. Và hạm đội tàu ngầm của Đức gần như không còn chiếc nào còn hoạt động hiệu quả.

'Sát thủ' săn ngầm P-8 là một mắt xích quan trọng trong hệ thống chống ngầm toàn cầu của Mỹ
'Sát thủ' săn ngầm P-8 là một mắt xích quan trọng trong hệ thống chống ngầm toàn cầu của Mỹ.

Thế hệ tàu ngầm mới, được trang bị động cơ nguyên tử đã tăng cường thêm một tính năng chiến thuật vô cùng quan trọng, tàu ngầm trong suốt thời gian hải trình và hoạt động tác chiến không cần phải nổi lên mặt nước. Đồng thời khả năng phát hiện tàu ngầm ở trạng thái nổi trên mặt nước cùng hoàn toàn mất đi. Để phát hiện được tàu ngầm nguyên tử đang ở trạng thái lặn ngầm đối với cụm chiến hạm chống ngầm là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Điều đó là động lực cho việc xây dựng một hệ thống truy tìm và theo dõi toàn cầu, làm rõ các tình huống hoạt động của tàu ngầm dưới mặt nước, trước hết là hệ thống sonars – thủy âm. Phương pháp chủ yếu để tìm kiếm tàu ngầm dưới biển là các thiết bị sonar thụ động, hay còn được gọi là thiết bị tìm kiếm thủy âm đi cùng.

Đây là phương tiện chủ yếu tìm kiếm tàu ngầm do giá thành khí tài rẻ, kỹ thuật công nghệ chế tạo đơn giản, có khả năng phát hiện mục tiêu trên khoảng cách rất xa. Hệ thống gây ấn tượng nhất là hệ thống truy tìm thủy âm, được phát triển bởi quân đội Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Lạnh có tên gọi là SOSUS. Hệ thống SOSUS là những khu vực biển rộng lớn được bố trí các antens sonar thủy âm thụ động, được trải rộng dưới đáy biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Trên biển Bắc gần liên bang Nga, toàn bộ khu vực lưu vực lòng chảo Lofoten bố trí các an ten sonars thủy âm - từ bờ biển của Na Uy đến đảo Jan Mayne. Sau khi người Mỹ triển khai các antens thủy âm trong khu vực nói trên, tất cả các tàu ngầm Xô viết đều không còn khả năng bí mật cơ động vào biển Đại Tây dương và Thái Bình Dương. Tàu ngầm bị phát hiện ngay khi vượt biển, các antens sonar thủy âm phát hiện ra tàu ngầm ở khoảng cách hàng trăm km..

Trong Chiến tranh Lạnh, hệ thống phòng ngự chống ngầm của Hải quân Mỹ tập trung chủ yếu vào mục đích chống lại hạm đội tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hạt nhân, các tàu ngầm đa nhiệm, tàu ngầm diesel điện của Hải quân Liên xô.

Ở giai đoạn cuối cùng của thế kỷ 20, tàu ngầm nguyên tử của Liên Xô trên thực tế không còn là mối đe dọa quân sự đối với Mỹ và các nước đồng minh trong khối quân sự NATO. Nước Nga duy trì lực lượng tàu ngầm của mình như một vũ khí phòng thủ và không hề đe dọa lợi ích của Mỹ trên các vùng nước Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc (PLA) và hải quân Trung Quốc như một siêu cường hải dương đã buộc Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ có quan điểm và góc nhìn đa chiều hơn trong xây dựng hệ thống phòng thủ chống ngầm.

Hải quân Trung quốc có 5 tàu ngầm SSBN (Ballistic Missile Nuclear Submarine) , 8 tàu ngầm đa nhiệm lớp SSN (Nuclear Attack Submarine), 29 tàu ngầm đa nhiệm tấn công SSK (Diesel-Electric Attack Submarine).

Với tiềm lực kinh tế quốc phòng của Trung Quốc, khả năng tăng cường lực lượng hạm đội tàu ngầm Trung Quốc là một vấn đề vô cùng quan trọng với chiến luợc “Xoay trục châu Á” của Mỹ. Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc không những có thể đe dọa trực tiếp Đài Loan, Nhật Bản, Philiphines. Mà còn có thể là lực lượng tấn công đáng kể gây lo lắng các nước ven biển của khu vực Đông Nam Á.

Tàu ngầm nguyên tử của hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm nguyên tử của hải quân Trung Quốc

  Biển Đông và biển Hoa Đông là vùng nước hẹp, nhiệm vụ đặt ra cho Hải quân Mỹ là phải biến vùng nước này thành một không gian chiến truờng trong suốt, có thể trong thời gian nhanh nhất phát hiện được tàu ngầm đối phương và trong điều kiện xung đột khu vực, chiến tranh cục bộ. Hỗ trợ và chi viện thông tin cho các lực lượng quân sự đồng minh như Philiphines, Nhật Bản dánh thiệt hại nặng hạm đội tàu ngầm đối phương. Từ những kinh nghiệm và thực tiễn sử dụng hệ thống SOSUS. Người Mỹ đã tiến thêm một bước mới, làm không gian tác chiến trong các vùng biển hẹp trở lên trong suốt với tàu ngầm.

Từ hệ thống tìm kiếm âm thanh chống ngầm đi cùng đến tổ hợp IUSS (Integrated Undersea Surveillance System).

Giai đoạn ban đầu, các tàu ngầm nguyên tử là các cỗ máy rất ồn. Độ ồn của tàu ngầm Mỹ lớp "Nautilus" và "Sivulf" là khoảng một trăm decibel. Tiếng ồn của tàu ngầm phát ra từ hoạt động của máy móc (động cơ, máy bơm, quạt, trục, vv), tiếng ồn phát ra do chân vịt tàu ngầm, do các dòng nước chảy dọc xung quanh một con tàu ... Giảm tiếng ồn - cách duy nhất để đối phó với các đài sonar thủy âm phát hiện tàu ngầm và các hệ thống antens sonar – thủy âm như SOSUS. Ngoài ra, giảm tiếng ồn tàu ngầm còn vì mục tiêu khác, ví dụ - để giảm bán kính kích hoạt các bộ phận gây nổ phi tiếp xúc của các thủy lôi – ngư lôi.

Các nhà thiết kế đã vuốt lượn các đường cong của chân vịt tàu, tăng cường độ chính xác của các trục van dẫn động và các chi tiết máy, tăng cường các bộ phận giảm rung xóc, triệt tiêu độ rơ và rung lắc của các gắn kết các bộ phận (giảm tiếng ồn), chế tạo các lớp phủ đặc biệt cho vỏ tàu. Từ những năm 70-x của thế kỷ 20, các tàu ngầm nguyên tử giảm được tiếng ồn bình quân 1 dB trong 2 năm. Từ năm 1990 đến nay – tiếng ồn của tầu ngầm nguyên tử Mỹ giảm xuống đến 10 lần, từ 0.1 Pa đến 0,01 Pa.

Các tàu ngầm do Trung Quốc chế tạo được giới chuyện gia quân sự đánh giá có công nghệ tụt hậu vài chục năm so với phương Tây và Nga, rất dễ bị phát hiện do độ ồn lớn. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh của hải quân PLA.
Các tàu ngầm do Trung Quốc chế tạo được giới chuyện gia quân sự đánh giá có công nghệ tụt hậu vài chục năm so với phương Tây và Nga, rất dễ bị phát hiện do độ ồn lớn. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân Trường Chinh của hải quân PLA.

Từ giữa thế kỷ 20, một trong những phương pháp phát hiện tàu ngầm hiệu quả nhất là sử dụng các tàu ngầm nguyên tử để phát hiện tàu ngầm mang tên lửa của đối phương. Các tàu ngầm nguyên tử được sử dụng cho mục đích chống ngầm được gọi là tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm – “săn ngầm”. Nhưng đến giai đoạn ngày nay, khả năng săn ngầm của các tàu ngầm nguyên tử tụt bậc thê thảm đến nực cười. Theo những thông tin trên báo chí nước ngoài, tàu ngầm nguyên tử lớp 688I SSN 772 "Greenville" (được đóng vào năm 1995) phát hiện được tàu ngầm nguyên tử lớp 688 "Los Angeles" (được đóng vào năm 1978) ở khoảng cách 10-35 km.

Điều này là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng tàu ngầm hiện đại "Virginia» (SSN 774, được đóng vào năm 2004), tàu ngầm nguyên tử săn ngầm "Greenville" phát hiện được ở khoảng cách 1 - 4 km (theo chuyên gia độc lập người Anh Đô đốc Palmer: Nếu hai tàu ngầm này phát hiện được nhau ở khoảng cách như vậy, hải trình cơ động của các tàu hứa hẹn khả năng va chạm nguy hiểm chết người không chỉ cho tàu “con mồi” mà cả cho tàu “thợ săn: nguy cơ va chạm bất ngờ do các tàu không nhìn thấy nhau rất cao).

Sự giảm thiểu tối đa tầm xa phát hiện mục tiêu của các khí tài sonar thủy âm thụ động đối với các tàu ngầm có độ ồn thấp là một sự kiện có tính cách mạng trong lĩnh vực kỹ thuật tàu ngầm, sự kiện này trùng với sự kiện sự tan rã của Liên Xô. Hai tình huống nói trên đã có những kết quả ảnh hưởng sâu sắc sau này. Sự phát triển mạnh mẽ của hải quân PLA cũng là một nguyên nhân khiến người Mỹ thay đổi chiến lược tiến hành chiến tranh nói chung và sử dụng lực lượng hải quân nói riêng. Đối đầu mang tầm cỡ quốc tế của các lực lượng hải quân trên biển lớn trong một cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt không còn là mục tiêu hàng đầu nữa. Thay vào đó là các cuộc xung đột khu vực, chiến tranh cục bộ chống các nước có tiềm lực quân sự yếu hơn gấp nhiều lần và nhiệm vụ chủ yếu của Hải quân là tấn công bằng những đòn công kích tầm xa từ vùng nước ven bờ vào lãnh thổ đối phương.

Hệ thống trinh sát sonars - thủy âm SOSUS do sự xuất hiện của các tàu ngầm chạy cực êm và trên thực tế thiếu vắng địch thủ xứng tầm đã gần như bị đóng băng các hoạt động của nó. Giai đoạn gần đây, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của PLA, để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm, ở Mỹ đã đưa ra vấn đề xây dựng hệ thống truy tìm và chống ngầm đa thành phần triển khai nhanh cấp khu vực (IUSS) ai cũng hiểu là dành cho ai, được hướng tới mục đích khai thác sử dụng cho các hoạt động chống ngầm trong những khu vực theo kế hoạch sẽ có những hoạt động quân sự với đồng minh. Nhiệm vụ đặt ra trước mắt đối với hệ thống phản ứng nhanh IUSS là trong một thời gian ngắn nhất cho phép, có thể phát hiện được bất cứ một tàu ngầm nào khi chiếc tàu đó xâm phạm vào khu vực quản lý và chịu trách nhiệm của hệ thống.

Mỹ 'giăng bẫy' hạm đội tàu ngầm Trung Quốc thế nào? - ảnh 4

  Hệ thống IUSS hiện đại hoàn toàn mang tính khu vực và phức hợp. Hệ thống phải được triển khai nhanh chóng và quyết liệt. Được tích hợp từ nhiều thành phần khác nhau, từ hai đến đa phương tiện hoạt động trên các nguyên lý kỹ thuật tìm kiếm tàu ngầm khác nhau (không chỉ là thủy âm), được cấu thành bởi các giải pháp kiến trúc mạng lưới trung tâm với các yếu tố bắt buộc hỗ trợ hoạt động của các thành phần làm việc trong hệ thống được gắn kết chặt chẽ và được định vị bằng hệ thống khí tài, thiết bị lắp đặt trên không gian vũ trụ (hệ thống trinh sát, truyền thông, cảnh giới và định vị). Đến giai đoạn này, hệ thống (IUSS) được thiết kế, chế tạo và thử nghiệm đạt kết quả đầy hứa hẹn.

Lưới 'săn ngầm' khổng lồ của Mỹ

Vào khoảng giữa năm 1990-х – bắt đầu năm 2000-х, hải quân Mỹ đã phát triển, thẩm định và đưa vào thực hiện các tài liệu quy chuẩn, xác định nhiệm vụ của hải quân và mô hình các cuộc chiến tranh trong tương lai trên biển. Trong tất cả các điều khoản khác nhau của điều lệnh tác chiến, những quan niệm mới về chiến tranh trên biển bao hàm các nguyên tắc tiên tiến của các hoạt động tác chiến chống ngầm. Trong các nguyên tắc chống ngầm đã nêu, một điều được nhấn mạnh là hoàn toàn gạt bỏ quan điểm sử dụng các phương tiện như hệ thống tìm kiếm và theo dõi tàu ngầm thụ động sonars – thủy âm (hệ thống tương tự như SOSUS) và nhấn mạnh quan điểm làm trong suốt môi trường tác chiến chống ngầm bằng các hệ thống sonar – thủy âm hỗn hợp tích cực – thụ động IUSS triển khai nhanh.

Hệ thống IUSS được hiểu như thế nào? Một cụm phân tán các khí tài phát xung (có thể được đặt ngay dưới đáy biển, có thể được neo trên một độ sâu nhất định hoặc được kéo theo các tàu) phát các xung radio thủy âm theo một chương trình định trước với một nhóm tần số xác định và có những giãn cách về thời gian phát xung nhất định. Những tín hiệu thủy âm đó được tiếp nhận bởi một mạng lưới đã được triển khai các anten đầu thu sonar đặc biệt (các đầu thu sonars này có thể được lắp đặt trên các tàu ngầm, các tàu nổi, hệ thống những phao sonar thủy âm, hệ thống các antens dạng lưới, được đặt trên bề mặt địa hình đáy biển …

Các antens này liên kết với nhau tạo thành môt tổ hợp sonars khổng lồ, cho phép trong thời gian ngắn nhất từ các bức xạ phản hồi thu được các tín hiệu định vị vật thể ngầm, di chuyển lọt vào trong khu vực quản lý của hệ thống. Từ sở chỉ huy của hệ thống ngầm IUSS, thông tin về mục tiêu được truyền tải qua hệ thống liên lạc vệ tinh đến bộ tham mưu lực lượng liên quân cấp chiến dịch. Như vậy, bằng giải pháp làm trong suốt chiến trường dưới vùng nước, ngay cả tàu ngầm hiện đại nhất và độ ồn thấp nhất cũng nhanh chóng bị phát hiện và xác định chính xác vị trí đang cơ động, đồng thời cũng theo dõi được hải trình của nó, vấn đề tiêu diệt tàu ngầm chỉ là một vấn đề đơn giản.

Sơ đồ phát hiện tàu ngầm từ hệ thống IUSS.
Sơ đồ phát hiện tàu ngầm từ hệ thống IUSS.

  Việc triển khai các thành phần cấu thành của hệ thống có thể thực hiện với tất cả các phương tiện mang – tầu ngầm các loại (mang trên lưng nó các tàu ngầm – robot, có nhiệm vụ tự động đặt các khí tài trinh sát, lực lượng thợ lặn – người nhái), các tàu nổi mang các thiết bị sonar – thủy âm, máy bay, bao gồm cả máy bay chống ngầm và máy bay trực thăng chống ngầm. Phương tiện tốt nhất để triển khai các thiết bị dò tìm là các chiến hạm nổi có tốc độ cao trong chương trình phát triển tàu LCS, tiếp theo là các tàu ngầm đa nhiệm type SSGN.

Để đặt – thả các thiết bị phát xung như LELFAS (Long-Endurance Low-Frequency Active Source) và các thiết bị đầu thu tín hiệu sonar ADS (Advanced Deployable System) – sử dụng các tàu ngầm nguyên tử đã được cải tiến lớp Ohio SSGN 726-729. Cuối năm 2012, đã thực hiện kế hoạch đóng cá tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm như SSN 774 - SSN 784, đặc biệt dùng để vận tải và đặt và thả các thiết bị đa phương tiện của hệ thống IUSS.

Thiết bị phát xung sonar chủ động LELFAS có kích thước bằng 1/2 ngư lôi MK-48 (chiều dài khoảng 3 m), được lắp đặt trong ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn, thiết bị có khả năng phát xung liên tục trong 30 ngày liền. Tín hiệu của nó được các đầu thu thủy âm ADS, quang – điện tử sonar thủy âm dạng chuỗi vòng.

Các đầu thu sonars thủy âm ADS nhin bên ngoài tương tự như dây cáp bằng sợi thủy tinh có đường kính 2mm nhưng có chiều dài đến 20 km. Trong mỗi hệ thống đầu thu như vậy có hai phần đầu thu, mỗi phần dài đến 10 km, trong mỗi phần có tới 26 module, trong mỗi module có hàng nghìn micro thủy âm thu nhận các tín hiệu âm thanh.

Các đầu thu thủy âm có thể bí mật triển khai không dưới năm ngày, đặt và thả các thiết bị phát xung sẽ ngắn hơn nhiều (các thiết bị phát xung được chế tạo như những phao tiêu đặc biệt, có thể được thả từ máy bay hoặc các tàu nổi) các đầu thu ADS nằm dưới đáy biển được kết nối với các đài chỉ huy, trinh sát chống ngầm bằng các thiết bị không người lái hoạt động ngầm dưới biển – các tàu lượn dưới biển như Sea Glider, thực hiện nội hàm của anten truyền tín hiệu.

Các tàu ngầm hiện đại có thể có khả năng tiếp cận hệ thống này, kết nối với chúng thông qua các bộ phận kết nối đặc biệt và từ đó có thể kiểm soát bí mật một vùng nước rất rộng lớn.

Tàu ngầm robot truyền tín hiệu Sea Glider.
Tàu ngầm robot truyền tín hiệu Sea Glider.

Hệ thống đầu thu thủy âm ADS được đưa vào biên chế trong quân đội Mỹ vào năm 2001, đến nay đã chế tạo được hàng chục tổ hợp đầu thu tín hiệu sonar thủy âm. Trong quá trình thử nghiệm hệ thống LELFAS – ADS vào tháng 7.2003 trên thềm lục địa xung quanh đảo Newfoundland, hệ thống phát hiện tự động trong chế độ phát xung chủ động và thu âm thụ động, đã phát hiện được tàu ngầm lớp Seawolf (SSN-21) dao động trên khoảng cách từ 30-35 km. Tàu ngầm nguyên tử SSGN type 726, mang theo bốn bộ ăng-ten ADS, có thể tạo ra một "vùng không gian dưới nước trong suốt," một diện tích khoảng 2.500 dặm vuông.

Một nhóm ba chiến hạm LCS, khi triển khai hệ thống ADS và kéo theo tàu các thiết bị phát xung sonar thủy âm LELFAS và máy bay trực thăng chống tàu ngầm trên boong tàu, có khả năng trong một thời gian dài để kiểm soát các vùng biển có tổng diện tích lên đến hơn 30.000 dặm vuông (96.100 km2, có thể tính là một hình vuông trên mặt biển với mỗi cạnh là 310 km). Không có một chiếc tàu ngầm nào, dù chạy cực êm và hiện đại đến đâu cũng không thể đột nhập vào vùng nước này mà không bị phát hiện.

Tương lai – những chiếc tàu mini?!

Trong tình hình phát triển hệ thống thiết bị chống ngầm như vậy – tàu ngầm tấn công sẽ phát triển ra sao? Đây vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ.

Điểm yếu của hệ thống chống ngầm IUSS nằm ở điểm, nó có giới hạn khu vực. Nếu lực lượng hải quân Mỹ là người đang thống trị các vùng đại dương trên thế giới, thì hệ thống IUSS được áp dụng có hiệu quả. Nhưng giả thiết cho rằng đến năm 2030, Trung Quốc quyết định phát triển hạm đội tàu ngầm của mình lên đến 300 chiếc, trong đó ít nhất có 200 tàu ngầm liên tục có mặt ở ngoài khơi Thái Bình Dương, khi đó, giải quyết bài toán chống ngầm sẽ không đơn giản. Tiềm lực kinh tế - quân sự của Trung Quốc có thể làm được điều đó và không có vấn đề gì đáng phải nghi ngờ. Việc còn lại là các liên minh chiến lược.

Tàu ngầm lớp Tống của hải quân Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Tống của hải quân Trung Quốc.

Để giải quyết mỗi quan hệ cân bằng sức mạnh giữa lực lượng tàu ngầm và các phương tiện chống ngầm thế hệ IUSS đối với một khu vực như biển Hoa Đông hoặc Hoàng Hải, hải quân PLA sẽ làm thế nào và làm gì? Trên cơ sở chống ngầm trên biển lớn, các đội tàu quét thủy lôi và người nhái có thể tìm kiếm tấn công và phá hủy các hệ thống IUSS. Nhưng điều đó cũng cần một lực lượng hải quân hùng mạnh, được một lực lượng không quân hải quân lớn bảo vệ. Nói chung, giải pháp của lực lượng tàu ngầm chống lại hệ thống chống ngầm IUSS hiện cũng chưa có giải pháp khả thi.
Như vậy, việc đưa vào khai thác và ứng dụng hệ thống IUSS đã hoàn toàn thay đổi tiến trình phát triển vũ khí tiến công trên biển lớn. Sử dụng tàu ngầm như hiện nay ở những vùng nước có giới hạn trên thực tế đã trở thành không hiệu quả với những khu vực nước hẹp như Nhật Bản, Philiphines.

Điều đó có nghĩa là, tàu ngầm, với tư cách là vũ khí tấn công, trong tương lai sẽ phải có nhiều thay đổi. Một trong những giải pháp được coi là khả và có tương lại mà PLA có thể định hướng là lắp trên các tàu ngầm lớn những tàu ngầm robot nhỏ hơn. Các tàu robots cũng có thể mang trong mình nó nhiều tàu ngầm robots nhỏ hơn nữa để thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu, từ trinh sát, thông tin liên lạc đến tấn công đối phương bằng các đòn tấn công phục kích thủy lôi – ngư lôi. Tàu ngầm “mẹ” không cần phải tiếp cận vùng nước bị quản lý và kiểm soát bởi hệ thống IUSS, mà sẽ phóng các tàu ngầm robots mini có kích thước tương tự như một ngư lôi hoặc một con cá heo, nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặc thù.

Tương lai của các hạm đội tàu ngầm trên thế giới và lực lượng chống ngầm vẫn còn rất dài ở phía trước, có thể sẽ có những tàu ngầm tàng hình trước sonar – thủy âm, có thể sẽ là các đàn robot tàu ngầm mini. Nhưng trước hết IUSS đã làm được một việc quan trọng. Đó là đặt một bài toán mà muốn giải nó, giấc mơ cường quốc hải quân của Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ thêm nhiều năm nữa.

TTB