|
Tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG - 31 mang tên lửa siêu âm Kinzal. Ảnh minh họa Military Wach Magazine |
Kế hoạch triển khai các vệ tinh trinh sát “chi phí thấp” được công bố trong một cuộc điều trần tại Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, khi ông Rood được hỏi về phản ứng của Mỹ trong việc các quốc gia kẻ thù tiềm năng (được hiểu là Nga, Trung Quốc) triển khai vũ khí siêu thanh. Mặc dù vậy, thứ trưởng Quốc phòng Mỹ không cung cấp thông tin chi tiết về bản chất của hệ thống vệ tinh trinh sát cũng như phương hướng Lầu Năm Góc lên kế hoạch đánh chặn các tên lửa siêu âm hoặc đáp trả các vụ phóng tên lửa sau khi phát hiện.
Nhưng để làm an lòng các thượng nghị sĩ, ông Rood tuyên bố, quân đội Mỹ đang nghiên cứu những lựa chọn tiềm năng để tác động đến tên lửa trong khi bay – một kế hoạch phát triển chương trình tác chiến điện tử nhằm chế áp thông tin, hạ hoặc đẩy các tên lửa siêu âm này ra khỏi quỹ đạo đường bay định trước. Ông cũng để cập đến giải pháp các phương tiện bay đánh chặn trên không gian vũ trụ.
Trang The Military Watch Magazine nhận xét: Mối đe dọa tiềm tàng từ vũ khí siêu âm được Mỹ và những đồng minh phương Tây đánh giá là rất nghiêm trọng kể từ khi Nga công bố hàng loạt hệ thống tên lửa siêu âm mới tháng 03.2018, bao gồm cả vũ khí chiến thuật và chiến lược. Bằng các loại vũ khí ngày, Nga đang dẫn đầu tất cả các cường quốc đối thủ trên thế giới.
Dẫn đầu trong vũ khí siêu âm chiến lược là tên lửa lướt siêu âm Avangard, có khả năng bay với tốc độ 20 Mach liên lục địa, mang theo đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ mạnh với độ chính xác cao, sau đó là tên lửa liên lục địa Sarmat, mang theo đương lượng nổ hạt nhân có khả năng hủy diệt một vùng rộng lớn bằng lãnh thổ Pháp hoặc bang Texas, các đầu đạn cũng bay với tốc độ cực cao. Những vũ khí siêu âm mang đầu đạn hạt nhân này đều có khả năng điều khiển từ trung tâm với độ chính xác cao, kết hợp với tốc độ siêu âm khiến đầu đạn rất khó đánh chặn.
Nguy cơ, được hình thành từ những tên lửa siêu thanh đặc biệt kinh hoàng nếu tính đến khả năng tác chiến của các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ như GMD, THAAD và Patriot, vốn được thiết kế để chống lại các tên lửa đạn đạo có tốc độ cao nhất là cận âm, không thể có khả năng đánh chặn hiệu quả các tên lửa siêu âm tiên tiến.
Ngày cả trong các nhiệm vụ chiến thuật, các tên lửa siêu âm cũng mang khả năng đặc biệt nguy hiểm, ví dụ như tên lửa siêu âm Kh-47M2 Kinzhal phóng từ máy bay có tốc độ đạt đến 10 Mach, mang theo vũ khí nổ phá thông thường, nhiệt áp và hạt nhân. Những vũ khí này có thể tiêu diệt hầu hết các căn cứ quân sự hoặc tất cả các chiến hạm của Mỹ và đồng minh. Chính vì vậy, tên lửa siêu âm Kinzal được mệnh danh là 'sát thủ tàu sân bay.
"Tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zicron và các tên lửa siêu thanh chiến trường khác của Nga, hoặc các tên lửa tốc độ siêu thanh nhỏ hơn, đang được Nga lên kế hoạch phát triển và lắp đặt trên các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, tầm trung hoặc kể cả tổ hợp pháo – tên lửa tầm thấp Pantsir, hiện cũng là mối đe dọa cấp độ thấp hơn nhưng vẫn có khả năng thay đổi tình huống chiến trường.
Mặc dù hệ thống vệ tinh trinh sát, tình báo giá rẻ độ cao thấp có thể hình thành một mạng lưới rộng lớn, phát hiện tên lửa siêu thanh được phóng đi và người Mỹ sẽ đe dọa đáp trả bằng bộ ba răn đe hạt nhân. Nhưng dõ ràng, trong một vài thập niên tới, khả năng hình thành một hệ thống phòng thủ tên lửa siêu âm hiệu quả vẫn là một vấn đề xa vời.
Nga, hiện đang phát triển các bộ khí tài tác chiến điện tử, do đó khả năng sử dụng vũ khí tác chiến điện từ để bắn hạ hoặc làm lệnh hướng 1 đầu đạn được bảo vệ tốt bay với tốc độ siêu âm thực sự rất khó khăn. Trong điều kiện thuận lợi, những nhà lập pháp Mỹ có thể sẽ đặt hy vọng vào hệ thống vũ khí năng lượng định hướng (pháo laser công suất lớn), kết hợp với hệ thống vệ tinh tinh báo - trinh sát trên quỹ đạo gần để đánh chặn các tên lửa siêu ấm. Nhưng rõ ràng hệ thống phòng thủ tên lửa bằng năng lượng định hướng này vẫn là một tương lai xa vời.