Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương (Dongfang) chiều Thứ Bảy (27/2), trang Weibo của cơ quan nghiên cứu “Chương trình Nhận thức Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI)” của Viện Hải dương học thuộc Đại học Bắc Kinh cùng ngày đã đăng một bài cho biết một máy bay trinh sát chiến lược của Không quân Mỹ đã xuất hiện ngoài khơi bờ biển tỉnh Quảng Đông để trinh sát. Khi gần nhất, chiếc máy bay này cách đường cơ sở của lãnh hải Trung Quốc là khoảng 46,65 hải lý, tức là gần 86,4 km.
Bài viết về hoạt động của chiếc RC-135U trên Weibo của SCSPI (Ảnh: Sohu). |
Bài viết cho rằng, chiếc máy bay trinh sát RC-135U của Mỹ, loại trên thế giới chỉ có hai chiếc này này cất cánh từ đảo Okinawa, Nhật Bản và bay qua eo Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines để vào trinh sát ngoài khơi Quảng Đông. SCSPI cho rằng khoảng cách thực tế của chiếc máy bay trinh sát này với đất liền tỉnh Quảng Đông thậm chí có thể gần hơn so với con số nêu trên, PLA thường sẽ áp dụng các biện pháp đối phó như sử dụng máy bay quân sự theo dõi, bay kèm ở khoảng cách gần xa tùy thuộc và xua đuổi.
Máy bay trinh sát chiến lược RC-135U của Mỹ (Ảnh: Sputnik). |
SCSPI chỉ ra rằng, theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc yêu cầu Mỹ cần cho máy bay quân sự bay do thám với "sự cân nhắc thích hợp" và không được gây nguy hại cho an ninh của Trung Quốc; trong khi Mỹ cho rằng tất cả vùng trời bên ngoài không phận của Trung Quốc đều là không vực quốc tế và họ không thể chịu bất kỳ sự hạn chế nào.
Máy bay trinh sát chiến lược RC-135U, biệt danh "Combat Dispatch" của Không quân Mỹ, chỉ có 2 chiếc trên thế giới, được cải tiến vào đầu những năm 1970 nhiệm vụ chính của nó là thu thập các sóng điện từ khác nhau. Nó được cải tiến rất nhiều từ loại RC-135C, với các radar trinh sát bên được lắp đặt ở hai bên mũi và thiết bị trinh sát điện tử đặc biệt dưới mũi máy bay. Nhằm ứng phó khả năng nhảy tần của các thiết bị điện tử trên chiến trường hiện đại, bộ thiết bị thu điện tử trên RC-135U này có khả năng thu băng thông rộng cực lớn, có thể ghi lại và phân tích các sóng vô tuyến và cung cấp dữ liệu cho chiến tranh điện tử sau đó.
Bên trong chiếc RC-135U (Ảnh: zhihu). |
Loại máy bay trinh sát điện tử này thường chở khoảng 25 nhân viên phi hành đoàn, bao gồm phi hành đoàn tổ lái, sĩ quan tác chiến điện tử (EW0), kỹ thuật viên bảo dưỡng trong chuyến bay và kỹ thuật viên tình báo đường không (AIT). Kíp lái gồm hai hoa tiêu. Ba sĩ quan tác chiến điện tử vận hành hệ thống tình báo điện tử, có nhiệm vụ chính là theo dõi vị trí của máy bay và tên lửa đất đối không của đối phương.
Máy bay trinh sát RC-135 được quân đội Mỹ sử dụng để trinh sát ven biển các nước châu Á - Thái Bình Dương và được Không quân Mỹ coi là công cụ trinh sát quan trọng nhất của quân đội Mỹ trong thế kỷ 21, bên cạnh các vệ tinh do thám quân sự thế hệ mới và máy bay không người lái tầm xa. Tính năng của loại máy bay này vượt trội so với EP-3 và nó có khả năng thực hiện tốt các hoạt động trinh sát ở khu vực ven biển của các quốc gia mục tiêu. Máy bay trinh sát RC-135U là một trong những máy bay trinh sát điện tử chiến lược hiện đại nhất của Không quân Mỹ.
Các sĩ quan tình báo Mỹ trên chiếc RC-135U (Ảnh: zhihu). |
Hiện nay Không quân Mỹ có tổng cộng 17 chiếc máy bay trinh sát chiến lược RC-135 thuộc 6 kiểu loại RC-135A, S, U, VND, W, X; trong đó RC-135U có duy nhất 2 chiếc trên cả thế giới.