Mỹ cảnh cáo: “Cần khiến Trung Quốc phải trả giá đắt hơn”

VietTimes--Trước hành vi Trung Quốc lắp đặt hệ thống tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, các chính trị gia và chuyên gia nghiên cứu chính sách Mỹ đã lên tiếng phản đối cực lực và đề nghị chính phủ Mỹ cũng như các nước trên biển Đông khiến Trung Quốc phải trả giá đắt hơn. 
Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho hành vi quân sự hóa biển Đông của mình
Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho hành vi quân sự hóa biển Đông của mình

Ngày 17/2, Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng nghị viện Mỹ, nghị sĩ Đảng cộng hòa John McCain III phát biểu thông cáo, lên án Trung Quốc vi phạm lời cam kết không quân sự hóa các đảo trên biển Đông, đồng thời kêu gọi quân đội Mỹ điều chỉnh các biện pháp kiểm soát thường nhật với mức độ độ rủi ro cao hơn nhằm nâng cao cái giá mà Bắc Kinh phải trả cho hành vi của mình. Toàn văn thông cáo như sau:

Các hành động của Trung Quốc trên biển Đông gần đây cho thấy, Bắc Kinh tiếp tục mong muốn sử dụng các thủ đoạn quân sự hóa và cứng rắn để thực hiện mục tiêu chủ quyền trên biển của họ, trong khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngang nhiên không hề quan tâm đến lời cam kết công khai của nhà lãnh đạo này đối với nước Mỹ. Mặc dù mấy tháng trước, Trung Quốc tuyên bố chấm dứt hành động bồi đắp các hòn đảo nhân tạo trên biển Đông và không quân sự hóa, hiện tại chúng ta ngày càng thấy nhiều ví dụ chứng minh được rằng, những lời cam kết của Bắc Kinh là hoàn toàn sáo rỗng.

Trong lúc tổng thống Obama tổ chức cuộc hội nghị thượng đỉnh với các nguyên thủ quốc gia các nước Đông Nam Á, Trung Quốc không những tăng cường hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trên quần đảo Hoàng Sa, mà còn lắp đặt hệ thống tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo này.

Mặc dù đương nhiên là tổng thống Mỹ Obama phải kêu gọi chấm dứt hành vi quân sự hóa biển Đông, nhưng một điều lạ là, ông Obama lại để Bắc Kinh tự phân tích điều gì đã cấu thành nên hoạt động quân sự hóa trong mắt Mỹ. Tôi tin rằng, hành động bố trí binh lực ở bất kỳ khu vực nào trên biển Đông, cho dù là tạm thời hay lâu dài, đều cấu thành nên hành vi quân sự hóa. Điều này không chỉ bao gồm các vị trí cố định của radar và hệ thống tên lửa đất đối không, mà còn bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay oanh tạc và các loại máy bay không người lái.

Hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng với mọi loại máy bay - dù là dân sự hay quân sự hoạt động trên biển Đông.

Mỹ cần xem xét áp dụng nhiều biện pháp hơn để nâng cao cái giá mà Bắc Kinh phải trả cho hành vi của họ. Việc Mỹ tuyên bố duy trì hiện trạng không ngừng thay đổi như hiện nay và triển khai một số đợt tuần tra tự do trên biển là không thể đủ. Muốn ảnh hưởng trực tiếp đến hành động của Bắc Kinh, Mỹ buộc phải có hệ hống kiểm soát thường nhật, và điều này động nghĩa với việc phải áp dụng những chính sách có độ rủi ro nhất định, và mức độ rủi ro này là những cái mà cho đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn không muốn nghĩ tới.

Ngoài ra, bà Bonnie Glaser – chuyên gia các vấn đề châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lực quốc tế của Mỹ cho biết, mặc dù các quốc gia đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với biển Đông đều trang bị các thiết bị phòng thủ trên những hòn đảo mà họ kiểm soát, tuy nhiên hành động này khác với việc lắp đệ hệ thống tên lửa đất đối không, đây là hành vi quân sự hóa biển Đông nghiêm trọng.

Bà Bonnie Glaser nói: “Ở đây có vấn đề khác nhau về mức độ quân sự hóa và năng lực quân sự. Có quốc gia bố trí đại bác tầm ngắn trên đảo để tự vệ, đối với đại bác tầm ngắn, tên lửa đất đối không là một sự nâng cao quá lớn, giống như phần trước tôi đã nói, chúng đã cấu thành nên mức độ đe dọa rất lớn đối với các máy bay hoạt động trong khu vực này”.

Bà Bonnie Glaser cũng cảnh báo, đây không phải là bước cuối cùng của Trung Quốc, tham vọng của quốc gia này là muốn giành được quyền kiểm soát trên không và trên biển hơn đối với cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Mỹ nên cùng các nước láng giềng Trung Quốc, bắt Trung Quốc phải trả cái giá đắt hơn.

“Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động hàng hải tự do trên biển, đây là một việc làm tốt, tuy nhiên tôi cảm thấy chúng ta cần có nhiều hành động hơn, không chỉ trong hoạt động quân sự, mà trong hoạt động ngoại giao cũng cần có hành động để thay đổi các mưu đồ của Trung Quốc. Một điều rất rõ là, Trung Quốc cảm thấy hành động mà họ đang làm không phải trả giá quá đắt. Các quốc gia khác cần để cho Trung Quốc phải trả giá đắt hơn”.

Trang Fox News đã dẫn lời một quan chức Mỹ nói, hệ thống này của Trung Quốc rất giống hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9. Theo nguồn tin, HQ-9 tương tự với hệ thống tên lửa S-300 của Nga, tầm bắn lên tới 200km, tạo thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ máy bay nào tiếp cận, dù là dân dụng hay quân sự.

Giáo sư Sean Henseler - Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, mối đe dọa lớn hơn bắt nguồn từ các căn cứ quân sự mà Trung Quốc có thể xây dựng trên biển Đông.

“So với các thông tin chiến lược mà họ phát đi, tôi không nghĩ các máy bay hoạt động ở khu vực này có mối đe dọa chiến thuật gì lớn. Điều đáng quan tâm hơn cả là, nếu cuối cùng Trung Quốc giành được căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì đây thật sự là mối đe dọa rất lớn đối với Mỹ và các nước trên biển Đông”

Chuyên gia nghiên cứu cao cấp trong lĩnh vực chính sách ngoại giao và quốc phòng thuộc Quỹ Heritage Foundation (Mỹ) Dean Cheng nói, đứng trước các hành động của Trung Quốc, Mỹ cần tiếp tục duy trì chính sách hàng hải tự do.

“Mỹ cần tiếp tục tập trung thực hiện cam kết hàng hải tự do, Mỹ cần tìm ra một địa điểm tốt hơn để tiến hành hoạt động này, thể hiện cho Trung Quốc thấy quyết tâm thực hiện hoạt động tuần tra trên biển. Tiếp tục tiến hành các hành động giám sát ở vùng duyên hải biển Đông và biển Hoa Đông”.

T.A