|
Các mẫu vệ tinh giám sát của Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam |
Mở đầu hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã trình bày báo cáo đánh giá mức độ sẵn sàng tiếp cận và tham gia CMCN 4.0 của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam và các đề xuất chính sách. Báo cáo thừa nhận, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang ở điểm xuất phát với CMCN 4.0. Trong đó 62% doanh nghiệp được khảo sát chưa định vị được các công việc cần phải làm. Thế nhưng CMCN 4.0 vẫn đang diễn ra và không ai có thể đứng ngoài cuộc. Vì thế, Nhà nước cần phải xây dựng được những chính sách hết sức thực tiễn mà trong đó, yếu tố nhân lực là hết sức quan trọng và quyết định.
Bên cạnh những thuyết trình của nhiều chuyên gia nước ngoài. Một báo cáo rất đáng chú ý là của ông Vũ Quang Huệ - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VinGroup về mô hình sản xuất chất lượng cao ứng dụng công nghệ 4.0 của thương hiệu ô tô VinFast. Báo cáo cho biết, Quy trình sản xuất của VinFast sẽ được thực hiện trong 5 nhà máy riêng rẽ với những công nghệ thông minh theo tiêu chuẩn 4.0 nhằm chẩn đoán thông minh, tối ưu hóa tài nguyên, giám sát hiệu suất máy móc theo thời gian thực tế... Các dây chuyền công nghệ trong các nhà máy của VinFast được đặt hàng từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới về công nghiệp ô tô và theo dự kiến, ô tô mang thương hiệu VinFast sẽ chính thức xuất xưởng trong năm 2019. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để tương lai của VinFast thành hiện thực vẫn là con người. Vì vậy, song song với việc xây dựng các nhà máy của mình, VinFast đã mở trung tâm đào tạo nhân lực nhằm có đủ đội ngũ của mình khi các nhà máy chính thức đi vào hoạt động.
|
Robot lắp ráp xe hơi tại nhà máy VinFast
|
Sau phần thuyết trình, các diễn giả đã có phần thảo luận dưới sự điều khiển của ông Nguyễn Vũ Lưu - Trưởng ban Chiến lược, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel). Tại đây, các đại biểu đều nhất trí, nhân lực vẫn là yếu tố quan trọng nhất với doanh nghiệp Việt Nam trong CMCN 4.0.
Kết luận hội thảo, ông Cao Đức Phát - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định, CMCN 4.0 đã và đang đến rất gần với Việt Nam và để giành được thế chủ động thì yếu tố chính sách và nguồn nhân lực là quan trọng nhất. Nhà nước và doanh nghiệp phải cùng nhau nỗ lực trong cuộc cách mạng này nhằm giành được những lợi thế lớn nhất cho đất nước.