Một con chồn phá hỏng cỗ máy khoa học 7 tỉ USD

Bất chấp vẻ ngoài đáng yêu, chồn là loài động vật hết sức tinh quái, và dù kích thước nhỏ nhắn nhưng cũng không ngăn một con chồn đánh sập cỗ máy Gia tốc hạt lớn (LHC), vốn được xem là một trong những thiết bị khoa học quan trọng nhất thế giới.
Bên trong đường ống dài 27 km dưới biên giới Thụy Sĩ - Pháp - Ảnh: CERN
Bên trong đường ống dài 27 km dưới biên giới Thụy Sĩ - Pháp - Ảnh: CERN

Nằm ở biên giới Thụy Sĩ - Pháp, cỗ máy siêu dẫn LHC có chu vi 27 km và được thiết kế để va đập các hạt proton vào nhau với vận tốc cận ánh sáng.

Trị giá 7 tỉ USD, LHC có nhiệm vụ tập trung vào việc giải quyết bí ẩn của vũ trụ, cụ thể là nghiên cứu trạng thái vật chất tồn tại ngay sau vụ nổ Big Bang.

Mục tiêu của cỗ máy trên vĩ đại đến thế, nhưng một con chồn nhỏ nhoi đã chơi xấu bằng cách nhai đứt dây điện và gây xáo trộn nghiêm trọng mạng lưới cung cấp điện năng.

Một con chồn phá hỏng cỗ máy khoa học 7 tỉ USD ảnh 1

Một đại diện của loài chồn này đã phá hoại thành công cỗ máy LHC trị giá 7 tỉ USD - Ảnh: Pinterest

Kết quả là cỗ máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới đã tắt ngúm vào khoảng 5 giờ 30 giờ địa phương ngày 28.4, và đến nay các kỹ sư vẫn chưa sửa xong, theo trang The Local dẫn thông báo từ Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN).

Đây không phải là lần đầu tiên LHC bị hạ gục bởi động vật. Vào năm 2009, một con chim đã thả mẩu bánh vào cỗ máy, gây chập điện.

Theo Thanh Niên