Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi truyền hình trực tiếp đã tuyên bố, Moscow sẽ không đòi số tiền phạt khổng lồ của Pháp vì việc hủy ngang hợp đồng cung cấp “Mistral”, nhưng hy vọng sẽ nhận lại tiền đã tạm ứng trước. Cú kê ngoại giao nhẹ nhàng này đã khiến Paris cay cú, một tuần sau, bài báo đăng trên tờ The Times đã thể hiện rõ quan điểm của người Pháp. Tổng thống Francois Hollande tuyên bố sẵn sàng trả 1 tỷ EURO do việc Pháp đã hủy ngang hợp đồng cung cấp “Mistral”. Nếu các tàu không được trả lại cho Nga, chúng ta không còn đường nào khác ngoài việc trả tiền phạt.” ông Hollande nói.
Nguồn gốc của vấn đề
Câu chuyện về những con tàu Pháp bắt đầu vào tháng 6 năm 2011, khi Nga và Pháp thông qua đại diện là "Rosoboronexport" và công ty châu Âu DCNS đã ký một hợp đồng đóng hai hai tàu đổ bộ trực thăng có cầu cảng (DVKD) lớp "Mistral". Thời gian giao hàng xác định là ba năm. Khởi điểm, quyết định về mua "Mistral" Nga trong thời kỳ bộ trưởng Bộ quốc phòng Serdyukov được thực hiện từ nguyên nhân hoàn toàn chính trị - bình luận viên quân sự Viktor Litovkin nói.
"Hợp đồng đóng tàu đã được Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đề xuất với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Trước đó, ông Sarkozy có ý định sử dụng tình huống làm thay đổi quan điểm của châu Âu và thế giới sau cuộc chiến năm ngày ở Nam Ossetia và Nga bị lên án như một kẻ xâm lược. Sarkozy sử dụng sự hỗ trợ chính trị cho Nga bằng việc kiếm cho công ty đóng tàu Pháp từ lâu đã không có một đơn đặt hàng lớn, đổi lại mối quan hệ chính trị, Nga phải giúp công ty đóng tàu Pháp, "- vị chuyên gia này cho biết.
Thông tin này được Vladimir Putin xác nhận trong buổi nói chuyện trực tuyến. "Chúng tôi đã kết luận rằng, tại thời điểm này, việc ký kết hợp đồng nhằm giúp đỡ đối tác của chúng tôi và tạo công việc cho các nhà máy đóng tàu của họ," – ông nói. Tất nhiên, để giảm bớt những chỉ trích từ phía các tướng lĩnh hải quân, các chuyên gia tàu biển và các nhà máy đóng tàu, việc thực hiện hợp đồng “Mistral” có sự tham gia của các nhà máy đóng tàu Nga. Nhà máy đóng tàu Baltic ở Sant – Peterburg nhận được phần “đóng đuôi tàu.” Vấn đề này được giải thích:
“ Chúng ta học hỏi được kinh nghiệm của những hãng đóng tàu lớn nước ngoài, các hãng tàu Nga hiểu được lịch tiến độ công viêc căng thẳng của những đồng nghiệp phương Tây. Các công nhân và cán bộ của chúng ta buộc phải duy trì nhịp độ công việc rất cao để kịp với tiến độ của hãng tàu chính, khi phần mũi tàu đã đóng xong mà phần đuôi vẫn chưa hoàn thành. Chúng ta đã chứng minh được chất lượng công việc và hiệu quả đạt được” chuyên gia quân sự Vladimir Shcherbakov.
Kết quả là trên đốc tàu công ty STX France ở Saint-Nazaire đã đóng được hai tàu - "Vladivostok" và "Sevastopol". Thủy thủ đoàn của cả hai đội tàu đã đến Pháp. Thủy thủ đoàn được tham gia vào quá trình thử nghiệm tàu sân bay trực thăng đổ bộ biển đầu tiên "Vladivostok". Nhưng khi tình hình địa chính trị thay đổi, các thủy thủ bị cấm lên tàu và đoàn phải quay trở lại Nga. Pháp đã quyết định hủy ngang hợp đồng, đình chỉ cung cấp tàu dù đã nhận được tiền. Số tiền giao dịch ước tính ở mức 1,2 tỷ euro, trong đó Nga đã trả trước khoảng 1 tỷ USD. Euros.
Mùa thu năm 2014 , trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO, tổng thống Pháp Hollande lần đầu tiên tuyên bố rằng nước ông chưa sẵn sàng bàn giao tàu vì tình hình Đông Nam của Ukraine. Các chuyên gia khẳng định thực tế là nước Pháp đã gây áp lực cùng các nước NATO - chủ yếu là Mỹ, Anh, Đức. Khi đó, Moscow không thực hiện bất kỳ biện pháp tích cực nào để đòi chiến hạm. Điện Kremlin tuyên bố Nga sẽ hài lòng với bất kỳ kết quả nào, "Mistral" hay tiền trả lại. “ Nếu họ trả chúng ta tàu, chúng ta cũng biết cách khai thác sử dụng, nếu trả lại tiền, chúng ta cũng biết cách dùng, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến tiến độ hiện đại hóa Hải quân” . Tass trích lời phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov.
Chiếc "Vladivostok" cần chuyển giao cho các hạm đội Nga mùa thu năm 2014. Thứ hai - "Sevastopol" - thủy thủ Nga phải nhận được vào năm 2015.
Nga có cần Mistral ?
Tàu sân bay trực thăng đổ bộ lớp “Mistral” được thiết kế cho yêu cầu nhiệm vụ điều hành tác chiến trên biển lớn, thực hiện các hoạt động đổ bộ đường biển, vận tải quân sự và binh lực. Tàu có thể mang trên boong khoảng hơn 30 trực thăng chiến đấu các loại hoặc gấp đôi nếu là các trực thăng hạng nhẹ, gần 900 quân nhân, xe thiết giáp và xuồng đổ bộ cao tốc. Nhưng hầu như tất cả các chuyên gia và các tướng lĩnh hải quân Nga đều khẳng định, Hải quân không quá cần tàu đổ bộ trực thăng.
"Mistral được thiết kế để hoạt động trong vùng khí hậu ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tàu khó có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt của Nga. Tàu có cấu trúc boong rất cao, lượng giãn nước lớn, đây là một vấn đề không nhỏ trong bão biển. Vận tải đổ bộ, tàu Mistral cũng là một vấn đề: số lượng tăng thiết giáp không lớn: chỉ có 14 xe tăng, phần còn lại là thiết giáp bánh hơi ở tầng thứ hai của thân tàu” Chuyên gia quân sự Aleksandr Mozgovoy nói và nhà quan sát quân sự Viktor Litovkin hoàn toàn đồng ý về vấn đề này.
Tàu “Mistral” được thiết kế để đóng vai trò kỳ hạm trong các chiến dịch tác chiến trên biển lớn, viễn chinh và đổ bộ lên đảo hoặc ven biển. Nhưng quan điểm tác chiến này chưa hề được đặt ra trong Học thuyết quân sự Xô viết hoặc Nga hiện nay ngay cả với Hải quân. Trong nhu cầu đổ bộ đường biển, nguyên tắc tác chiến NATO và cấu trúc thân tàu khiến nó không thể cập bờ đổ quân, mà phải sử dụng xuồng cao su hoặc xuồng, phà đổ bộ. Hải quân Nga có những chiến hạm đổ bộ có thể tự cập bờ hoặc đến sát bờ, các phương tiện đổ bộ - tăng, thiết giáp có thể tiến thẳng lên bờ bằng chính khả năng tự hành của mình. Ngoài ra, kỳ hạm Mistral quá to để thành mục tiêu cố định trên biển, làm mồi cho tất cả các loại vũ khí chống tàu.” Ông Litovkin nhận định.
Ngoài ra, việc sử dụng các hạm tàu Pháp có nghĩa là phụ thuộc vào dịch vụ hậu cần kỹ thuật nước ngoài. Ban đầu, bộ Quốc phòng dưới quyền ông Serdyukov cố gắng giải thích sự cần thiết phải mua tàu đổ bộ trực thăng như một chiến hạm chỉ huy, điều hành tác chiến đặc thù.
"Phát ngôn viên của Bộ nói – sẽ xây dựng lại tàu, lắp đặt các vũ khí mạnh, tăng cường gia cố boong tàu, sử dụng làm tàu chỉ huy, điều hành và kiểm soát các cụm chiến hạm, ví dụ như ở Địa Trung Hải. Nhưng để khai thác một sở chỉ huy nổi khổng lồ như vậy thật sự không hiệu quả ", - ông Litovkin nói.
Một điểm khá rõ nét, Mistral là kỳ hạm viễn chinh, trong biên chế của một hải đoàn hoặc một hạm đội, có nhiệm vụ yểm trợ cho lực lượng đổ bộ đường biển tác chiến chống lại các lực lượng vũ trang yếu hơn rất nhiều lần ở khu vực các nước thứ 3 hoặc chống khủng bố, cướp biển ở các nước thuộc địa cũ của Pháp. Những mục tiêu này hoàn toàn không nằm trong những nhiệm vụ tác chiến của hải quân Nga.
Điểm mấu chốt của vấn đề.
Căn cứ theo những tuyên bố của Nga và của Pháp, tính khả thi của việc tiếp nhận Mistral vào biên chế của Hải quân Nga tương đương với việc bình thường hóa quan hệ Nga – Pháp, có nghĩa là EU là vấn đề nan giải. Dưới sức ép của Mỹ nói chung, NATO nói riêng và những động thái mà EU tiến hành hiện nay, điều này là không thể. Nga không mặn mà với việc tiếp nhận Mistral do nó không cần thiết cho chiến lược tác chiến của hải quân Nga, Pháp không thể mất mặt đề xuất Nga nhận Mistral, do đó việc Mistral được tiếp nhận vào biên chế đã trở lên xa vời. Paris nghiêng về việc trả tiền phạt và Bộ quốc phòng Nga cũng rất thoải mái với vấn đề này. Các chuyên gia quân sự Nga thống nhất với nhau về dự đoán, Nga sẽ không nhận tàu và Pháp sẽ trả lại tiền đặt và một khoản tiền phạt.
Điểm thú vị là Pháp tất nhiên sẽ trả lại tiền Nga, nhưng số phận 2 tàu Mistral thật khó dự đoán. Không phải là chiến hạm tác chiến thường xuyên như frigates hoặc destroys, được xây dựng theo quan điểm khai thác sử dụng của Nga, nếu Pháp có đủ khả năng bán cho một nước phương Tây nào đó, buộc phải làm lại theo chuẩn EU, nếu giữ lại trong hạm đội, thì đó là một gánh nặng khủng khiếp cho ngân sách mà Bộ quốc phòng phải chiến đấu thường xuyên và biết chắc chắn, nó sẽ không bao giờ có được một vị trí nào trong lực lượng hải quân Pháp.
Nếu xét từ góc nhìn của Bộ quốc phòng Nga, thì đó là một điều thực sự may mắn, Nga đang có ý định đóng siêu tàu sân bay, đáp ứng các điều kiện tác chiến hiện đại. Số tiền trở về sẽ là bước đầu tiên cho dự án đầy uy lực này. Hơn thế nữa, việc đặt hàng 2 chiếc Mistral đang nằm trong câu hỏi trách nhiệm của cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng cũ cùng với những bê bối khiến Serdyukov bị điều tra, nay tiền đã trở về, và Bộ Quốc phòng Nga có thể thở phào nhẹ nhõm vì đã thoát khỏi những chất vấn sẽ phải đối mặt sau này, nếu Mistral có mặt trong biên chế của Hải quân Nga.
Chuyên gia quân sự Vladimir Shcherbakov nói "Tôi nghĩ rằng nếu nhận tiền chúng tôi đã có lãi. Ngân sách quốc phòng gia tăng do sự mất giá của đồng rúp với EURO. Nói đại khái, chúng ta gửi đi 38 tỷ rúp và nhận lại 50 tỷ rúp. Với nguồn kinh phí này, Bộ Quốc phòng có thể đặt hàng rất nhiều các phương tiện, vũ khí trang bị cần thiết.”
Thiệt hại cuối cùng thuộc về Pháp, không những không bán được Mistral, Pháp còn phải nuôi hai chiếc tàu sân bay trực thăng với những tổn thất kinh khủng có thể tính được. Tương lai của Hải quân Pháp nói chung và và vị thế tổng thống Pháp Francois Hollande nói riêng trước xã hội Pháp thật sự không có gì để ghen tỵ.
Theo: QPAN