Theo ZDNet, gã khổng lồ phần mềm này tự tin tuyên bố như vậy khi công bố những bản thảo chi tiết về những tính năng bảo mật thế hệ mới trong Windows 10 Creators Update nhằm chống lại các phần mềm tống tiền (ransomware). Hãng cũng công bố số liệu về những lần phần mềm tống tiền bị phát hiện trên các máy tính chạy Windows trên toàn cầu.
Theo đó, trong năm 2016, các phần mềm tống tiền bị phát hiện trên các máy tính chạy Windows có sự suy giảm từ sau đỉnh điểm hồi tháng 8 năm ngoái, sau đó bắt đầu hoạt động mạnh trở lại vào tháng 2/2017 và tăng gấp đôi trong tháng 4/2017.
Hãng chưa công bố số liệu vào tháng 5, khi virus WannaCry hoành hành trên hàng trăm ngàn máy tính Windows 7 và Windows 2008 Server. Tuy nhiên, hãng khẳng định chưa có khách hàng nào dùng Windows 10 bị dính con virus khủng khiếp này.
Chưa biết được đến khi nào thì những tin tặc sẽ tìm ra cách hóa giải trình bảo mật trên Windows 10 S, hay bắt đầu quan tâm đến hệ điều hành mới này, bởi rõ ràng Windows 7 hiện nay vẫn là hệ điều hành dễ bị hack và được sử dụng rộng rãi hơn. Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa có máy tính nào chạy Windows 10 S được xuất xưởng; chiếc laptop Windows 10 S Surface thì đã có thể cho đặt trước, nhưng chưa có hãng sản xuất phần cứng bên thứ 3 nào chính thức thông báo cả.
Hệ điều hành Windows 10 S rõ ràng là sẽ bảo mật hơn nhiều so với Windows 10 thông thường, bởi nó có cơ chế bảo mật tương tự iPhone khi chỉ cho phép các phần mềm được cài đặt từ Store và chạy trong chế độ Sandboxed.
Nhiều chuyên gia khen ngợi điều này, nhưng rõ ràng Windows 10 S lại chỉ nhắm vào một số thị trường cụ thể. Windows 10 S - không như Windows RT - chạy trên phần cứng tương tự Windows 10 thông thường, và có thể nâng cấp lên Windows 10 Pro. Hệ điều hành này sẽ giúp loại bỏ nguy cơ từ các phần mềm Win32 cổ điển, và mang lại cơ chế cập nhật thống nhất đối với toàn bộ các ứng dụng mà nó cho phép chạy. Nó còn được tích hợp nhiều tính năng bảo mật cấp độ cao của Windows 10 Pro nhằm phục vụ cho các công ty IT quản lý hệ thống của họ.
Tài liệu mà Microsoft cũng cấp nêu ở đầu bài viết cũng cho thấy tình trạng các phần mềm tự ý tải xuống nhằm lây nhiễm hệ thống máy tính gây ra bởi ransomware. Email vẫn là một phương thức phổ biến nhất, bên cạnh các phương thức mới được sử dụng bởi WannaCry và một số họ ransomware khác, như Spora...
Microsoft chia hệ thống bảo mật của Windows 10 thành 3 mục chính, bao gồm bảo vệ hệ thống, chống xâm nhập và trục xuất xâm nhập trái phép.
Bảo vệ hệ thống bao gồm các tính năng như quét URL của Office 365, ngăn chặn download của trình duyệt Edge...
Chống xâm nhập bao gồm Windows Defender, Device Guard, Antimalware Scan Interface; trong đó bộ công cụ chống xâm nhập cấp cao gồm bộ máy phân tích hành vi Windows Defender AV, Windows Defender ATP, nhằm giúp các chuyên gia bảo mật hệ thống xác định, ngăn chặn và cách ly malware trước khi nó xâm nhập và lây nhiễm hệ thống.
Tính năng bảo mật nâng cao trên Windows 10 chính là trọng tâm trong nỗ lực của Microsoft nhằm kêu gọi các công ty, tập đoàn và người dùng toàn cầu nâng cấp Windows 7 vốn đã cũ kỹ. Đợt bùng phát WannaCry vừa qua lại vô tình trở thành một ví dụ hoàn hảo cho chiến lược này của hãng, đồng thời cũng cho thấy những gì mà hệ thống bảo mật của WIndows 10 có thể làm được.
Theo Tạp chí Diễn đàn đầu tư