Máy bay lướt siêu tốc động cơ điện, giải pháp thay thế phi carbon cho tàu chở khách

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo các chuyên gia vận tải Mỹ, máy bay lướt trên biển chạy hoàn toàn bằng điện nhằm thay thế tàu chở khách có thể mang lại một phương tiện vận tải thương mại không – hải thực sự bền vững đầu tiên.
Máy bay lượt biển vận tải hành khách thương mại vào năm 2025. Ảnh REGENT
Máy bay lượt biển vận tải hành khách thương mại vào năm 2025. Ảnh REGENT

Máy bay lướt trên biển “seaglider" là phương tiện giao thông mới, kết nối khoảng cách giữa tàu chở khách và máy bay, cho phép hoạt động vận tải ven biển tốc độ cao nhưng không phát thải carbon.

Billy Thalheimer, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập công ty vận tải hàng hải Regional Electric Ground Effect (REGENT) trong cuộc phỏng vấn với Reuters cho biết: "Seagliders là những chiếc thuyền bay chạy bằng điện, cung cấp dịch vụ vận chuyển từ bến đến bến, lướt trên mặt nước, phạm vi vùng hoạt động đến 180 dặm (290 km) với công nghệ pin hiện có". Theo ông, máy bay lướt trên biển “seaglider” là phương tiện vận tải khu vực tốc độ cao, chi phí thấp, bền vững với môi trường.

Máy bay lướt trên biển seaglider vận tải hành khách thương mại vào năm 2025. Ảnh REGENT

Máy bay lướt trên biển hoạt động trên cơ sở khai thác lớp đệm không khí, hình thành giữa bề mặt của sải cánh và mặt sóng biển, tương tự như loài bồ nông hoặc mòng biển, cho phép phương tiện cơ động di chuyển với tốc độ của máy bay với chi phí vận hành thấp của một tàu vận tải thông thường.

Ông Thalheimer cho biết, đây là một phương tiện vận tải có tốc độ nhanh hơn phà từ 6 đến 10 lần và chi phí bằng một nửa máy bay vận tải. Seaglider có thời gian vận chuyển ngắn hơn so với cả máy bay và tàu thuyền, hoàn toàn không có khí thải".

Seagliders khác hoàn toàn với máy bay cánh ngầm trước đây do sử dụng cánh ngầm, động cơ điện phân tán và điều khiển bay bằng hệ thống điện tử (fly-by-wire). Kết hợp những kỹ thuật này, máy bay lướt trên biển (Seaglider) có những tính năng độc đáo, cho phép vận hành an toàn trong bến cảng, tăng cường khả năng chịu sóng lớn, mang lại trải nghiệm thoải mái cho hành khách.

Ông Thalheimer cho biết: “Thiết kế cánh ngầm mới cho phép Seaglider hoạt động khi biển động lớn, khả năng chịu sóng cao đến 5 feet (1,5 m) trong bến đỗ, đó là một cơn bão ở hầu hết các cảng biển”.

Được thiết kế chế tạo theo những tiêu chuẩn an toàn tương tự như tất cả các máy bay và tàu thủy hiện đại, máy bay lướt trên biển sẽ được coi là phương tiện vận tải hàng hải nhưng sử dụng người điều khiển là phi công, tuyển dụng từ các ngành hàng không và đào tạo bổ sung về hàng hải.

Máy bay lướt trên mặt biển dùng cho những tuyến đường hàng hải đến 180 dặm (290km) với công nghệ pin hiện nay và các tuyến đường đến 500 dặm (805km) với pin thế hệ tiếp theo. Seaglider sử dụng cơ sở hạ tầng cầu cảng tàu khách hiện có, không cần phải thay đổi hoặc bổ sung.

Ý nghĩa quan trọng của việc khai thác sử dụng phương tiện vận tải mới trên thị trường là bảo vệ môi trường sinh thái và đã sẵn sàng cho khai thác sử dụng.

Một phần quan trọng của việc thương mại hóa phương thức vận tải mới này không chỉ là kinh doanh phương tiện mà còn là bảo vệ môi trường sinh thái, các bến cảng đã sẵn sàng cho khai thác sử dụng, cơ sở hạ tầng trạm nguồn sạc pin có sẵn. Các nhà khai thác chỉ cần mua những phương tiện này và đưa vào kinh doanh.

Theo ông Thalheimer, doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng gần 400 Seaglider với trị giá khoảng 7 tỉ USD (6,8 tỉ Euro), ​​mẫu thương mại Viceroy 12 chỗ đầu tiên sẽ chuyên chở hành khách vào năm 2025.