Mark Zuckerberg – từ một cậu sinh viên trong ký túc xá Harvard trở thành người chi phối cả thế giới như thế nào?

VietTimes -- Nhân dịp Mark Zuckerberg vừa bước qua tuổi 34, VietTimes xin gửi đến bạn đọc câu chuyện đằng sau sự phát triển thần kỳ của Facebook và biến Zuckerberg từ một cậu sinh viên bỏ học dở chừng ở Harvard để trở thành một người chi phối cả thế giới như thế nào?
Mark Zuckerberg - CEO của Facebook (Ảnh Reuters)
Mark Zuckerberg - CEO của Facebook (Ảnh Reuters)

Facebook là một câu chuyện thành công thần kỳ kinh điển ở thung lũng Silicon: bắt đầu từ một ý tưởng được ươm mầm trong ký túc xá đại học Harvard để nảy nở và phát triển thành một trong những tập đoàn hùng mạnh và có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Mark Zuckerberg, CEO và là người sáng lập ra Facebook, vừa mới tổ chức sinh nhật lần thứ 34 của mình hôm 14/5 và, theo CNBC tính toán, cho đến nay, mỗi ngày vị CEO này trung bình kiếm được 6 triệu USD.

Thực sự, hiện nay, Facebook được định giá vào khoảng 536 tỷ USD, và hơn 2,2 tỷ người trên thế giới sử dụng mạng xã hội này hàng tháng.

Facebook được nảy sinh từ trong ký túc xã Kirkland House của đại học Harvard.

Ảnh Wikimedia Commons

Đây cũng là ký túc xá mà Wallace Shawn, người đóng vai Vizzini trong “The Princess Bride” và lồng tiếng chú khủng loang Rex trong “Toy Story”, sống trong những năm tháng theo học tại đại học Harvard.

Năm 2003, khi còn là một sinh viên năm 2 tại đại học Harvard, Mark Zuckerberg đã xây dựng một trang web có tên là Facemash.

Ảnh Facebook

“Facemash” là một trang web khá vui nhộn. Zuckerberg đã sử dụng hình ảnh các bạn cùng lớp của mình mà cậu đã hack được từ ban quản lý ký túc xá. Trang này đã có đến 22.000 lượt view từ 450 người chỉ trong 4 giờ đầu tiên kể từ khi được đăng lên.

Vài ngày sau, trường Harvard đã yêu cầu Mark phải gỡ bỏ trang này, do lo ngại các vấn đề về bản quyền và an ninh. Tuy phải chịu các hình thức kỷ luật nhưng Zuckerberg vẫn được cho phép tiếp tục ở lại học ở Harvard. Facemash bị gỡ bỏ không làm Zuckerberg thất vọng, đến ngày 4/2/2004, cậu sinh viên Harvard này đã lập ra trang “Thefacebook”.

Ảnh Wikimedia

6 ngày sau khi Thefacebook được xây dựng nên, có 3 sinh viên năm cuối của trường Harvard đã khởi kiện, họ cho rằng Zuckerberg đã vi phạm cam kết với mình khi sử dụng các ý tưởng của họ để tạo nên Facebook.

Anh em nhà Winklevoss (Ảnh Reuters)

Cameron, Tyler Winklevoss và Divya Narendra cho rằng Zuckerberg đã cam kết xây dựng một trang web cho họ có tên là HarvardConnection.com nhưng sau đó bỏ ngang và dùng ý tưởng này để tạo nên Facebook. Họ đã đệ đơn kiện và được giải quyết năm 2008.

Kết quả là 3 người này thắng kiện và họ nhận được 1,2 triệu cổ phiếu của Facebook. Số cổ phiến này trị giá 300 triệu USD khi Facebook phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu.

Trong vòng 1 tháng, một nửa số sinh viên của trường Harvard đã là thành viên của trang Thefacebook.

Dustin Moskovitz và Zuckerberg (Ảnh Flickr)

Đến tháng 3/2004, Thefacebook đã mở rộng ra đến đại học Yale, Columbia và Stanford. Zuckerberg đã đề nghị các bạn cùng là sinh viên ở Harvard gồm có Dustin Moskovitz, Eduardo Saverin, Andrew McCollum và Chris Hughes làm người đồng sáng lập để cùng mình quản lý sự phát triển của trang web và bắt đầu bước vào kinh doanh.

Chỉ một vài tháng sau khi phát hành trang web này, nhóm nhân sự Facebook đã nhận được hợp đồng quảng cáo đầu tiên của mình.

Ảnh Facebook

Giao diện ban đầu của Facebook với một vài tính năng đơn giản.

Lúc đó, Zuckerberg vẫn đang điều hành Facebook từ phòng ký túc xá của mình, nhưng đây là lúc cậu bắt đầu đầu tư nghiêm túc vào Facebook.

Ảnh Mark Zuckerberg

Năm 2004, Zuckerberg đã bỏ học khỏi trường Harvard, cũng giống như người sáng lập ra Bill Gates trước đó.

Giữa năm 2004, Zuckerberg đã thuê ông Sean Parker, là người sáng lập ra Napster để làm Chủ tịch đầu tiên của Facebook.

Ảnh Wikimedia Commons

Tháng 6/2004, Facebook mở trụ sở đầu tiên trong một văn phòng nhỏ ở Palo Alto, California.

Ảnh YouTube

Lúc này, trụ sở công ty vẫn được biết đến là một trung tâm tiệc tùng vui vẻ, nhưng thái độ làm việc nhóm nhân sự rất nghiêm túc.

Hình ảnh này được chụp từ “Now Entering: a Millennial Generation”, một bộ phim tài liệu chiếu năm 2008.

Văn phòng này, ngay tại Palo Alto, ngày càng trở nên chật hẹp.

Ảnh Google Street View

Chính tại cánh cửa kính số 471, từ đó cầu thang dẫn lên văn phòng, là không gian làm việc của Facebook.

Khi đó Zuckerberg thường xuyên làm việc trong văn phòng mà vẫn mặc quần short, đi chân trần và tay thì cầm một cốc bia.

Thật sự mà nói, những nhân viên của Facebook đều rất thích bia.

Trong bức hình này, một nhân viên của Facebook đang rót bia từ két, còn Andrew McCollum thì đang trò chuyện thân mật với một người bạn gái. Văn phòng của Facebook lúc đó cũng đầy những hình vẽ graffiti lạ mắt trên tường.

Trong tháng chuyển văn phòng đến Palo Alto, Facebook đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên của mình.

Ảnh AP

Khoản đầu tư trị giá 500.000 USD từ Peter Thiel, người đồng sáng lập Paypal, và tỷ phú Elon Musk. Ông Thiel từ đó trở thành một nhà đầu tư mạo hiểm xuất chúng, còn tỷ phú Elon Musk cũng nổi tiếng với việc thành lập công ty Tesla và SpaceX.

Lúc này, Facebook cũng bắt đầu xu hướng cập nhật News Feed và Mark Zuckerberg bắt đầu trở thành một ngôi sao nổi tiếng.

Nhóm nhân sự đầu tiên của Facebook bấm nút để phát hành News Feed trên Facebook.

Tháng 5/2017, Facebook đã huy động vốn được 13,7 triệu USD. Năm 2006, Facebook đã tạo ra News Feed – tính năng cho phép người dùng theo dõi hình ảnh thời gian thực mà bạn bè mình cập nhật trên ứng dụng. Đây được xem là một thành tựu và trở thành một tính năng then chốt của Facebook.

Cuối năm 2007, Zuckerberg đã gặp vị Giám đốc của Google – Sheryl Sandberg trong một bữa tiệc giáng sinh.

Bà Sheryl Sandberg và Mark Zuckerberg (Ảnh Reuters)

Vào thời điểm đó, bà Sandberg đang cân nhắc khả năng về làm việc cho tờ The Washington Post. Nhưng sau cuộc gặp với bà, Zuckerberg quyết định rằng Facebook cần một vị giám đốc thực hiện, và đã cố gắng thuyết phục bà về đầu quân cho Facebook đầu năm 2008.

Đây là một quyết định có thể tiên đoán trước. Facebook đã phát triển cực nhanh, nhưng sự phổ biến của smartphone vào thời điểm đó đã đưa Facebook đến với nhiều người dùng hơn.

Năm 2009, Facebook đã di chuyển đến một văn phòng rộng hơn ở Stanford Research Park.

Ảnh Wikimedia Commons

Việc chuyển văn phòng là tất yếu bởi Facebook lúc đó phát triển với tốc độ bùng nổ. Đến cuối năm 2010, Facebook đã đạt một nghìn tỷ lượt xem mỗi tháng. Văn phòng mới ở Stanford Research Park cũng trở nên nhỏ bé. Đến năm 2011, mạng xã hội này lại tiếp tục di chuyển văn phòng.

Ảnh Business Insider

Thời điểm đó, Facebook đã thiết lập một trụ sở mới trong khuôn viên từng thuộc sở hữu của tập đoàn Sun Microsystems. Facebook đã đặt tên cho tuyến đường chính trong khuôn viên này là “Hacker Way”.

Ảnh Facebook

Cái tên này là minh chứng cho triết lý rất nổi tiếng của Zuckerberg: “Move Fast and Break Things” (tiến nhanh và mạnh dạn).

Lúc này, Facebook đã chứng minh rằng mạng xã hội của họ đóng một vai trò to lớn trong nền chính trị toàn cầu.

Cuộc biểu tình ở Ai Cập tháng 2/2011 (Ảnh Wikimedia Commons)

Ảnh hưởng của Facebook đã được minh chứng rất rõ trong cuộc biểu tình ở Ai Cập tháng 2/2011. Cuộc biểu tình này phần lớn được tổ chức thông qua Facebook và các mạng xã hội khác.

Bản thân Zuckerberg cũng tham gia sâu hơn vào đời sống chính trị.

Tổng thống Barack Obama và Mark Zuckerberg (Ảnh Facebook)

Một trong những hoạt động chính trị công khai đầu tiên của mình, Zuckerberg đã trao đổi với các nhà lãnh đạo thế giới về việc ủng hộ phổ biến truy cập internet trên toàn cầu.

Facebook từ lâu đã là một phương tiện phổ biến ủng hộ cho bình đẳng giới và hôn nhân đồng tính.

Biểu tượng Rainbow Pride của Facebook

Mạng xã hội này không ngừng phát triển. Facebook đã đạt giá trị 5 tỷ USD khi chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) vào 18/5/2012.

Ảnh AP

Cũng trong năm này, Facebook đã bắt đầu phát cho các nhân viên công ty cuốn sách “Little Red Book”.

Ảnh Ben Barry

Kể từ đó cuốn sách này đã trở thành huyền thoại, gồm rất nhiều câu khẩu hiệu mang tính tuyên truyền. Facebook phát các cuốn sách này cho nhân viên của mình nhằm đảm bảo rằng, thậm chí khi công ty phát triển nhanh chóng, thì họ cũng phải luôn đồng lòng với nhau.

Ngay sau IPO, Zuckerberg kết hôn. Vị hôn thê của Zuckerberg là người bạn gái lâu năm của ông, Priscilla Chan, người mà Zuckerberg đã quen từ khi còn đang học tại Harvard.

Priscilla Chan và Mark Zuckerberg (Ảnh Facebook)

Những năm sau đó, Facebook đã mua lại nhiều công ty khởi nghiệp nổi tiếng, trong đó có cả Instagram.

Kevin Systrom - người đồng sáng lập Instagram và Mark Zuckerberg (Ảnh Facebook)

Facebook đã mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD năm 2012. Ứng dụng chia sẻ hình ảnh này hiện nay có 400 triệu người dùng.

Vụ mua lại Instagram là minh chứng cho việc dù phát triển đến tốc độ như thế nào, thì Facebook cũng luôn lo ngại các công ty khởi nghiệp mới đe dọa đến sự phát triển của họ. Facebook cũng đã mua lại công ty sản xuất kính thực tế ảo Oculus.

Zuckerberg (bên phải) thử kính thực tế ảo Rift và bộ điều khiển Touch của Oculus (Ảnh Facebook)

Oculus là một công ty khởi nghiệp mới ở giai đoạn đầu khi Facebook mua lại vào tháng 3/2014 với giá 2 tỷ USD.

Và Facebook mua ứng dụng nhắn tin di động WhatsApp với giá 19 tỷ USD.

Jan Koun - người đồng sáng lập WhatsApp (Ảnh Getty Images)

Facebook mua lại WhatsApp vào tháng 2/2014. Người đồng sáng lập WhatsApp là Jan Koun đã tham gia ban quản trị Facebook sau vụ mua bán này. Ứng dụng WhatsApp hiện nay có hơn 1 tỷ người dùng hàng ngày.

Đến thời điểm tháng 10/2014, có hơn 1,23 tỷ người dùng vào mạng Facebook hàng tháng.

Trong đó 1 tỷ người dùng Facebook truy cập mạng này qua các thiết bị di động.

Thế giới đã có nhiều thay đổi, nhưng Facebook thì vẫn luôn phát triển.

Để phù hợp với tốc độ phát triển của mình, Facebook tiếp tục di chuyển đến một văn phòng lớn hơn.

Ảnh Facebook

Tháng 3/2015, Facebook đã mở một khuôn viên mới ở Menlo Park, California. Khuôn viên này được kiến trúc sư nổi tiếng Frank Gehry thiết kế để làm nơi làm việc của hơn 2.800 nhân viên Facebook.

Dù cho chuyện gì xảy ra đi nữa, thì Facebook vẫn duy trì sứ mệnh là trung tâm kết nối cho tất cả mọi người trên thế giới.

Ảnh AP

Như Zuckerberg đã nói trong một bức thư gửi các nhà đầu tư trong hồ sơ IPO của Facebook rằng “Nói một cách đơn giản, chúng tôi không phát triển các dịch vụ để kiếm tiền mà chúng tôi kiếm tiền để xây dựng các dịch vụ tốt hơn”.

Tháng 12/2015, Zuckerberg thông báo ông sẽ dành một khoản lớn để làm từ thiện.

Ảnh Getty Images

Zuckerberg và vợ của mình đã thành lập sáng kiến Chan Zuckerberg Initiative, một tổ chức mà ông lên kế hoạch đóng góp 99% tài sản của mình và tái đầu tư nó vào các lĩnh vực làm thay đổi thế giới tốt đẹp hơn. Thậm chí dành những khoản đóng góp to lớn của mình vào Chan Zuckerberg Initiative, Zuckerberg vẫn là người cầm trịch ở Facebook.

Cái cách mà ông cơ cấu vị trí ở Facebook cho phép Zuckerberg quyền quyết định phù hợp để ông luôn nắm vị trí lãnh đạo, dù bất cứ chuyện gì xảy ra với tập đoàn đi nữa. Vì thế, Zuckerberg chưa thể mất đi quyền kiểm soát Facebook một sớm một chiều.

Facebook đã trải qua một năm 2017 đầy biến động, và năm 2018 còn nhiều thách thức hơn, buộc ông Zuckerberg phải điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Ảnh Reuters

Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Facebook đã trải qua phần lớn thời gian năm 2017 với cuộc điều tra về vai trò của họ trong việc phát tán và làm lan tràn “các tin giả” và thông tin sai lệch.

Khi vụ việc công ty Cambridge Analytica sử dụng bất hợp pháp các dữ liệu thông tin cá nhân của khoảng 87 triệu người dùng Facebook, ông Zuckerberg đã phải có mặt trước Quốc hội Mỹ để trả lời các câu hỏi chất vấn hóc búa về hoạt động kinh doanh của mạng xã hội này. Hiện nay, Zuckerberg và Facebook đang phải chịu áp lực lớn hơn bao giờ hết, bởi thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của mạng xã hội trong cuộc sống hàng ngày.

Ảnh Reuters

Như chính bản thân ông Zuckerberg đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi điều trần trước quốc hội Mỹ: Facebook có thể hiện nay rất lớn, nhưng nên nhớ rằng nó cũng xuất phát từ một ý tưởng khiêm tốn trong phòng ký túc xá ở Harvard.