|
Giao diện của mạng xã hội Azibai. Ảnh chụp màn hình: Ánh Dương |
Theo đó, cũng như Uber tận dụng thời gian nhàn rỗi của những chiếc xe gia đình để tạo ra thu nhập cho chủ xe, Azibai tận dụng thời gian nhàn rỗi của từng con người để tạo ra thu nhập cho họ không phân biệt họ là ai.
Ví dụ, một người nội trợ có tài khoản trên Azibai, khi thấy thông tin về một đôi giày bán trên ứng dụng này thì người nội trợ có thể chia sẻ thông tin đó lên Facebook, Zalo, Twitter…cho những người bạn, người thân của mình tiếp cận. Người có nhu cầu mua đôi giày sẽ liên lạc và làm việc với doanh nghiệp phân phối sản phẩm.
Nếu giao dịch xảy ra thành công thì người nội trợ sẽ được một khoản hoa hồng do doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đưa ra mà không phải làm gì thêm. Doanh nghiệp cũng sẽ phải trả cho Azibai một khoản phí nhất định khoảng từ 2-7,5%, tùy vào mặt hàng. Đơn cử như hàng điện máy thì Azibai thu 2%, mỹ phẩm thu 5%, thực phẩm chức năng thu 4.5%...
Như vậy, với việc ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ của thời đại công nghiệp 4.0, Azibai đang giúp tối ưu hóa các hoạt động trong kinh doanh như: tiếp thị, bán hàng, quản trị, chăm sóc khách hàng. Các nhà sản xuất, bán sỉ, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đều có thể thông qua Azibai để xây dựng chuỗi phân phối và hệ thống cộng tác viên. Những người cộng tác viên sẽ làm nhiệm vụ kết nối và chia sẻ thông tin hàng hóa, sản phẩm dịch vụ của người bán hàng đến với người mua.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, mạng xã hội kinh doanh Azibai là một bước đi sáng tạo của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm kiếm, thu hút người mua đến với ứng dụng này trong tương lai sẽ là “bài toán khó” mà doanh nghiệp cần phải giải được.