|
Hội thảo Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Malaysia |
Một thuật ngữ mới, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), giờ đây đang trở nên phổ biến, xuất hiện ở cấc bản tin mọi nơi, mọi lúc. Nhiều tổ chức công nghiệp và cơ quan chính phủ hiện đang xem xét liệu họ đã sẵn sàng cho CM 4.0 hay chưa.
CM 4.0 liên quan đến mô hình theo đó, các máy móc có thể tự điều chỉnh và phối hợp các nhiệm vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của con người. Điều này đạt được thông qua Hệ thống Vật lý mạng không gian (CPS), Chương trình Quản lý Tiên tiến, Internet vạn vật (IoT) hoặc Internet công nghiệp.
Mô hình mới này đánh dấu kỷ nguyên công nghiệp được gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0 do Klaus Schwab đưa ra vào năm 2016.
Năm 1908, Henry Ford sản xuất chỉ có một mẫu ô tô và sơn màu đen để làm cho giá cả phải chăng. Người mua không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận những gì hãng đã sản xuất ra.
Bây giờ, người mua không chỉ có thể lựa chọn trong số rất nhiều mẫu, một số người còn có thể đặt hàng sự kết hợp những tính năng mà họ mong muốn trước khi chiếc xe được sản xuất.
Các công nghệ sản xuất và truyền thông cho phép các quy trình công nghiệp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của con người với chi phí hiệu quả.
Đúng như Schwab đã mô tả, chúng ta hiện đang ở trong một kỷ nguyên khác với ba cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên!
Với tư cách một quốc gia, Đức đang tiến hành một bước tiến mạnh mẽ thông qua Chiến lược Công nghệ cao, trong bản danh sách đó, Công nghiệp 4.0 là một trong 10 dự án hướng tới tương lai. Trên thực tế, thuật ngữ Industry 4.0 đã được giới thiệu từ năm 2011, nhằm mục tiêu đưa Đức trở thành nước dẫn đầu thế giới về công nghệ mới và là nhà cung cấp các công nghệ CPS.
Để đánh giá các yêu cầu của CM 4.0, trước tiên chúng ta phải hiểu nó. Vấn đề trung tâm của CM 4.0 là trình độ tự động hóa rất cao và sự kết nối chặt chẽ giữa các dây chuyền sản xuất công nghiệp và cơ sở logistic.
Các chuỗi nói trên được cấu hình dựa trên yêu cầu tạo ra các giá trị thông qua việc hợp nhất các quy trình ảo và thực trong CPS. Sự linh hoạt này cho phép quy trình sản xuất đạt hiệu quả cao, có tính đến mong muốn của khách hàng trong thời gian thực và đáp ứng sự biến thể rất rộng của sản phẩm.
Tính linh hoạt (do phương pháp tiếp cận phân tán và phân quyền) trong việc hoàn thành công việc là một đặc điểm cực kỳ quan trọng. Điều này có thể thực hiện được bởi các đơn vị sản xuất đơn lẻ có năng lực cần thiết và sự hình thành các nỗ lực kết hợp thông qua việc tối ưu hoá hệ thống chứ không phải là các lựa chọn đã được định trước theo các quyết định của trung tâm.
Như vậy đối với Malaysia có thể xác định ba yêu cầu sau: năng lực kỹ thuật, năng lực của lực lượng lao động và hệ thống làm việc. Để đáp ứng các đòi hỏi trên, nên lưu ý đến thế mạnh truyền thống của ngành công nghiệp Đức.
Trong khi tiếp tục các hoạt động sản xuất truyền thống, Đức giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường về công nghệ sản xuất máy móc và sức cạnh tranh về công nghệ thông tin ở tầm toàn cầu. Họ là nhà sáng tạo hàng đầu trong hệ thống nhúng và tự động hóa công nghệ vì có được năng lực nghiên cứu và đào tạo xuất sắc. Hơn nữa, các ngành công nghiệp của Đức có một lực lượng lao động có tay nghề cao, có động lực làm việc và có thể hợp tác hiệu quả cả với các nhà cung cấp, cả với khách hàng.
Về yêu cầu năng lực kỹ thuật. Malaysia hiện vẫn có các hoạt động sản xuất đáng kể, nhưng không giống với Đức, nhiều hoạt động này chỉ liên quan đến các quy trình bộ phận, nhất là bộ phận chế tạo trong chu trình sản xuất. Tuy nhiên, cũng có một số lĩnh vực đã bao hàm được đầy đủ chu trình thiết kế - sản xuất - tiếp thị. Các nền tảng công nghệ cơ bản bao gồm chuyên môn và năng lực về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật quy trình, công nghệ thông tin và truyền thông và kỹ thuật tự động hóa hiện đã có mặt tại Malaysia.
Các nguồn lực này cần được triển khai chung trên các dự án phổ biến của CM 4.0. Các trường đại học phải đưa vào chương trình các khóa đào tạo cốt lõi về CM 4.0 thông qua phương pháp tiếp cận đa ngành. Nhân lực công nghiệp phải biết cách làm việc cùng nhau. Việc sản xuất các sản phẩm thông minh thông qua các hệ thống làm việc thông minh đòi hỏi phải mạng lưới theo chiều dọc, phối hợp theo chiều ngang và công nghệ chế tạo đầu cuối.
Các yêu cầu về năng lực của lực lượng lao động liên quan đến chất lượng con người và xã hội. Máy móc cần sự linh hoạt thế nào thì lực lượng lao động cũng cần thế ấu. Trong thời đại CM 4.0, bản chất của công việc là sự cơ động và cần ít lực lượng lao động hơn. Tuy nhiên, những người lao động cá thể cần phải có năng lực tốt hơn, ví dụ trình độ CNTT phải cao hơn, có khả năng tự định hướng hơn và được trang bị các kỹ năng giao tiếp tốt. Họ cũng phải có tư duy liên ngành chuyên sâu và là những người học tập suốt đời.
Về bản chất, CM 4.0 đòi hỏi những cá nhân có thể suy nghĩ trên đôi chân của mình và hành động độc lập nhưng vẫn làm việc theo nhóm. Một thách thức đặt ra là, làm sao có thể trang bị cho các cá nhân những năng lực này đồng thời sắp xếp các giá trị và chuẩn mực về tổ chức cho nội dung công việc, quy trình và môi trường làm việc mới. Sự đa dạng và sức mạnh của từng cá nhân cần phải được hoan nghênh.
Yêu cầu thứ ba và quan trọng nhất là thay đổi hệ thống làm việc. Cần phải chuyển đổi sự từ tập trung vào tư duy sản xuất sang tư duy thiết kế. Đòi hỏi này buộc phải xác định chính xác các nhu cầu, dự báo các kịch bản tạo ra giá trị, và lập lộ trình kết hợp một cách logic các hoạt động nhằm tối đa hóa các giá trị.
Điều này có thể bao gồm các động tác hình dung, mô hình hóa và mô phỏng. Bước tiếp theo đòi hỏi tính kỷ luật cao để triển khai thực hiện kế hoạch thiết kế và kế hoạch làm việc, đồng thời không tùy tiện can thiệp hoặc thay đổi kế hoạch thiết kế và quy trình làm việc.
Chúng ta có thể tự hỏi, vậy Malaysia đang ở đâu nếu đem so với CM 4.0? Những năm 1990 đã chứng kiến Malaysia nắm bắt được công nghệ Internet thông qua Sáng kiến Hành lang Đa phương tiện Đa phương tiện. CM 4.0 có thể được xem như một bước tiến triển tự nhiên của điều đó. Sự thành công sớm có thể làm cho Malaysia có bước nhảy vọt chiến lược vào thời đại CM 4.0.
Lĩnh vực sản xuất đồ gỗ chiếm một phần đáng kể trong các hoạt động xuất phát từ nội lực tại Malaysia. Chúng ta nên xem xét áp dụng 4.0 trong lĩnh vực này. Từ đó có thể rút ra kinh nghiệm và năng lực để chuyển sang các ngành sản xuất khác, đảm bảo cho Malaysia chuyển dịch thành công trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư và nằm trong top 20 nền kinh tế trên thế giới.