Luật Giao dịch điện tử được sửa đổi theo nguyên tắc "thực sao thì số vậy"!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Đó là chia sẻ của Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi.
Phát triển giao dịch điện tử, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển Chính phủ số kinh tế số và xã hội số.
Phát triển giao dịch điện tử, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển Chính phủ số kinh tế số và xã hội số.

Tại phiên họp Quốc hội sáng nay (11/11), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Luật Giao dịch điện tử được sửa đổi theo nguyên tắc ngành nào quản lý lĩnh vực nào thì sẽ quản lý lĩnh vực đó trên môi trường số. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ không quản lý lấn sân sang các ngành khác trên môi trường số. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ không làm thay công việc của các bộ ngành và địa phương. Các bộ, ngành, địa phương sẽ quy định chi tiết về thực hiện các giao dịch điện tử trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Luật Giao dịch điện tử được sửa đổi theo nguyên tắc “thực sao thì số vậy” và “số phải phong phú hơn thực”, đại diện cơ quan soạn thảo cho rằng, trong đời thực có các loại giao dịch với độ tin cậy khác nhau, chi phí khác nhau, độ phức tạp khác nhau đã được luật pháp quy định thì cũng sẽ được ánh xạ vào môi trường số. Do đó, Luật sửa đổi phải đảm bảo có độ phủ rộng và đảm bảo chi phí phải thấp hơn trong môi trường thực, làm phong phú hơn các loại giao dịch, tránh việc lên môi trường số thì phức tạp hơn, đắt hơn. Đồng thời, phải đảm bảo tính khả thi khi áp dụng tính đồng bộ với các luật khác, tính thống nhất, xuyên suốt trong Luật này.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng lắng nghe các ý kiến góp ý của ĐBQH về Luật giao dịch điện tử sửa đổi.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng lắng nghe các ý kiến góp ý của ĐBQH về Luật giao dịch điện tử sửa đổi.

Bộ trưởng cũng cho biết, về phạm vi áp dụng Luật là dựa trên cơ sở hiện nay nghệ số đã sẵn sàng, phổ biến, an toàn, tin cậy, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định pháp lý về một số dịch vụ đảm bảo tin cậy cho các giao dịch trên môi trường số. Ngoài ra, Ban soạn thảo đã đặt mục tiêu là ngôn từ trong sáng, đơn giản và dễ hiểu.

Cần đảm bảo dữ liệu trong giao dịch điện tử

Góp ý hoàn thiện Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), ĐBQH Phạm Đức Ấn (Hà Nội) cho rằng cần đảm bảo về dữ liệu trong giao dịch điện tử. Theo đại biểu, việc sửa đổi Luật Giao dịch điện tử khi công nghệ thông tin, công nghệ số phát triển như hiện nay là điều rất cần thiết, rất cấp bách, nhưng dự án Luật cần phải đảm bảo về dữ liệu trong giao dịch điện tử, đặc biệt là trong công chứng các giấy tờ.

Đại biểu Phạm Đức Ấn chỉ ra trong dự án Luật vẫn rất nhiều chỗ coi giao dịch điện tử như phái sinh của giao dịch giấy và văn bản giấy. Ví dụ cụ thể như là điều khoản về giá trị pháp lý của giao dịch thông điệp dữ liệu, ghi thông điệp thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu hay là thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc ở Điều 12; hay thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ như Điều 13 cũng là cách thể hiện tương tự như vậy.

Đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, dự án Luật lần này cần phải thể hiện trực tiếp về tính pháp lý của giao dịch điện tử, về dữ liệu điện tử chứ không nói là tương đương nữa. Chính điều này cũng dẫn đến vướng mắc được đề cập liên quan đến vấn đề công chứng các giấy tờ. Bởi trong giao dịch điện tử, cách thức của vấn đề này hoàn toàn khác với việc công chứng.

Nâng cấp toàn bộ quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) đặt vấn đề cân nhắc nâng cấp toàn bộ quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử. Quan tâm quy định về công nhận và sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài. Ông Sơn cho rằng quy định như dự thảo Luật có thể dẫn đến cách hiểu tất cả các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài sẽ phải trải qua thủ tục kiểm tra về mặt pháp lý. Tuy nhiên cần cân nhắc cho phép các bên được tự thỏa thuận về việc sử dụng các loại chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử.

Đại biểu Võ Mạnh Sơn cho rằng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) cần cho phép các bên được tự thỏa thuận về việc sử dụng các loại chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử.

Đại biểu Võ Mạnh Sơn cho rằng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) cần cho phép các bên được tự thỏa thuận về việc sử dụng các loại chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử.

Theo ông Sơn, việc tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các bên giao dịch thương mại có đặc điểm là tôn trọng tối đa quyền tự do lựa chọn của các bên, pháp luật chỉ can thiệp khi trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội. Do vậy, ông đề nghị các cơ quan soạn thảo bổ sung quy định theo hướng cho phép các bên trong hoạt động thương mại được tự thỏa thuận về việc sử dụng chứng ký điện tử nước ngoài hoặc chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài. Trong trường hợp đó, chữ ký điện tử nước ngoài vẫn có giá trị xác nhận giao dịch giữa các bên. Việc sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài trong các hợp đồng thương mại cho mục đích giao dịch với các cơ quan nhà nước vẫn phải thực hiện theo quy định và công nhận chữ ký điện tử ở trên.

Về dịch vụ chứng chứng thực thông điệp dữ liệu, dự thảo bổ sung thêm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mới là dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu (Điều 31). Tuy nhiên, đại biểu Võ Mạnh Sơn nhận thấy, quy định này có nguy cơ chồng chéo, trùng lặp với dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử quy định tại Nghị định số 52 sửa đổi Nghị định số 85 của Chính phủ.

Trong phiên thảo luận sáng nay, đã có 15 ý kiến phát biểu, góp ý cho Luật Giao dịch điện tử sửa đổi.

Trong phiên thảo luận sáng nay, đã có 15 ý kiến phát biểu, góp ý cho Luật Giao dịch điện tử sửa đổi.

Do vậy, đại diện cử tri và nhân dân Thanh Hóa đề nghị các cơ quan soạn thảo cân nhắc nâng cấp toàn bộ quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Nghị định số 52 lên thành dịch vụ chứng thực dữ liệu điện tử, đồng thời xác định rõ bộ chuyên ngành quản lý dịch vụ này để phù hợp với các nguyên tắc, việc ban hành điều kiện kinh doanh phải tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ cho nhà đầu tư.

Yêu cầu cơ quan nhà nước phải xử lý giao dịch điện tử của người dân, doanh nghiệp

Liên quan đến về giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân, đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung nguyên tắc cơ quan nhà nước buộc phải tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử gửi đến từ người dân và doanh nghiệp. Các cơ quan này không được phép từ chối hoặc yêu cầu bổ sung bản giấy thì mới tiến hành xử lý hồ sơ. Quy định về các tiêu chuẩn cụ thể tối thiểu về chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký để người dân, cơ quan nhà nước có thể áp dụng ngay mà không cần chờ văn bản pháp luật chuyên ngành sửa đổi.

Ngoài ra, đại biểu cũng góp ý về dữ liệu mở. Ông đề nghị các dữ liệu được công khai theo quy định pháp luật được coi là nguồn dữ liệu mở, ngoại trừ các ngoại lệ - đề nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 44 của dự thảo.