LG đã vươn lên trở thành thế lực nhất nhì thế giới về màn hình như thế nào?

Trước đây, LG từng bị đánh giá rất kém về chất lượng và độ bền. Nhưng điều đó đã thay đổi: LG đang mang tới những chiếc TV HD tích hợp đầy đủ các công nghệ vượt trội với giá thành siêu hấp dẫn. Trong 5 năm qua, họ đã chứng minh được rằng TV LG có độ bền cực kỳ đáng nể".
Hình minh họa

Khi LG ra mắt "siêu màn hình" 38UC99 vào cuối năm 2016, cả giới người dùng PC chuyên nghiệp lẫn game thủ như bỗng bừng tỉnh về sức mạnh hiển thị đến từ Hàn Quốc. Những lời khen có cánh từ các kênh YouTube, từ các tạp chí uy tín như PCMag, CNET hay BHPhotoVideo và đặc biệt là người tiêu dùng liên tiếp đổ dồn về phía LG. Tại chuỗi siêu thị hi-tech số 1 nước Mỹ - BestBuy, 38UC99 đạt điểm số gần như tuyệt đối: 4.9/5. Với Tom's Hardware - kênh đánh giá đã theo sát các tín đồ PC từ tận thời kỳ Internet đầu tiên (1996), 38UC99 là sản phẩm "định nghĩa lại từ 'ultra' trong tên gọi của danh mục màn hình ultra-wide".

Thực chất, 38UC99 cùng những người anh em trong series ultra-wide như 34UC79G, 29UM59 hay bộ ba 27 inch 4K (27UD58, 27UD69, 27UD88) chỉ là chương mới nhất trong một đế chế hiển thị đã được xây dựng trong nửa thế kỷ vừa qua.

Rất nhiều thế lực công nghệ hàng đầu thế giới có khởi nguồn là những lĩnh vực không liên quan đến công nghệ. LG cũng vậy. Nửa đầu tiên của "LG" bắt đầu từ lĩnh vực mở rộng đầu tiên của nhà sáng lập Koo In-hwoi: kem dưỡng da "Lak Hui" ("Lucky", phiên âm tiếng Hàn).

Nửa đầu tiên của "LG" bắt đầu từ lĩnh vực mở rộng đầu tiên của ông Koo: kem dưỡng da "Lucky". Đến thập niên 1958, ông Koo thành lập một công ty khác với tên gọi Goldstar - điểm khởi đầu của ngành công nghiệp điện tử tại Hàn Quốc. Khi những chiếc máy giặt, tủ lạnh và đặc biệt là TV "Made in Korea" lần lượt ra đời, Goldstar cũng trở thành tập đoàn Hàn Quốc đầu tiên lần lượt cán mốc 100 triệu won và 1 nghìn tỷ won trị giá xuất khẩu trong lĩnh vực điện tử.

Năm 1983, Lucky Group đổi tên thành Lucky GoldStar, báo hiệu một kỷ nguyên mới của đế chế Hàn Quốc, nơi điện tử hi-tech có vai trò quan trọng không kém gì công nghiệp nặng (hóa chất). Đến thập niên 1990, Lucky GoldStar đã trở thành một nhãn hiệu toàn cầu. Nhưng cũng chính vào lúc này, "ngôi sao vàng may mắn" sẽ phải đối mặt với những bước ngoặt thay đổi số phận.

Sau thập niên 1980 lừng lấy, thế giới điện tử coi như đã nằm trong tay người Nhật. Lúc này, nhắc đến hàng điện tử Nhật vẫn là nhắc đến sự kết hợp tuyệt vời giữa chất lượng và tính năng. Dưới sự lãnh đạo của Sony, hàng chục thương hiệu Nhật Bản là bộ mặt đại diện cho kỷ nguyên CRT. Khi Thế Vận Hội 1988 được tổ chức tại Seoul, các hãng Nhật thoải mái trưng bày các thành tựu về công nghệ hiển thị trước mặt người Hàn.

Còn LG và các thương hiệu Hàn Quốc khác lúc này vẫn gắn liền với ấn tượng hàng giá thấp có chất lượng không ổn định. Như đúng tên gọi "Lucky GoldStar" gợi nhắc, TV Hàn Quốc thời kỳ này có chất lượng hiển thị và độ bền chỉ tương xứng với những mức giá thấp kém nhất. Đế chế hiển thị của ngày hôm nay đã có một xuất phát điểm không thể tồi tệ hơn.

Đáng lo ngại nhất, người Nhật cũng đi đầu trong công cuộc khai phá những công nghệ hiển thị mới. Sharp đã nghiên cứu thành công LCD từ tận thập niên 1973 và đến 1992 đã sản xuất được tấm màn TFT LCD độ lớn 17 inch. Năm 1994, Sharp đưa LCD vượt mốc 20 inch với tấm màn TFT 21 inch đầu tiên trên thế giới.

Cùng lúc, một đối thủ Nhật Bản khác là Hitachi liên tiếp đạt được những bước đột phá với IPS, công nghệ hứa hẹn khắc phục được những điểm yếu của tấm màn TN vốn đã trở thành tiêu chuẩn của LCD. Đến giữa thập niên 1990, Hitachi trở thành tên tuổi đầu tiên sử dụng công nghệ active-matrix cho phép tái tạo lại màu sắc một cách chân thực nhất có thể, cùng lúc mở ra trường nhìn rộng chưa từng có cho màn hình LCD.

Nửa thập niên sau đó, đất nước Hàn Quốc đi vào giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 1997. Hàng loạt chaebol (mà đau lòng nhất là trường hợp của Daewoo) sụp đổ, Samsung buộc phải từ bỏ mảng xe hơi, Kia và Hyundai phải sáp nhập. LG phải bán lại mảng xử lý chip. Nhưng trong cơn bão khó khăn, cuộc đại cách mạng LCD đã bắt đầu.

Trong khi công nghệ tinh thể lỏng đã bắt đầu manh mún tại Nhật, các ông lớn tại đất nước này - đặc biệt là Sony - lại tỏ ra quá sợ hãi trước cuộc chuyển giao từ CRT lên LCD. Xét cho cùng, CRT cùng các công nghệ cơ học vẫn là thế mạnh số 1 của người Nhật, đại diện cho tinh thần monozukuri đã đưa Nhật Bản lên đỉnh thế giới. Nắm bắt được tâm lý đó, người Hàn quyết tâm đón đầu trào lưu LCD để làm chủ tương lai. Năm 1990, chính phủ Hàn Quốc thành lập "Ủy ban Hợp tác Phát triển HDTV" với sự tham gia của 3 bộ (Bộ Công Nghiệp & Tài nguyên, Bộ Thông tin Truyền Thông, Bộ Khoa học & Công nghệ) cùng 17 tổ chức, doanh nghiệp toàn quốc. Tất cả các chaebol lớn của Hàn Quốc như LG, Hyundai, Daewoo và Samsung đều có mặt trong danh sách này.

Từ trước khi tham gia vào liên minh này, LG đã thâu tóm cổ phần của Zenith, một trong những tên tuổi tiên phong trong lĩnh vực LCD tại Mỹ. Các công nghệ bản quyền của Zenith sau này đã trở thành một phần quan trọng để LG nói riêng và người Hàn nói chung có thể thoải mái phát triển LCD mà không cần phải lo lắng tới những "con troll bản quyền" của thập niên trước. Sau 5 năm, các công nghệ do LG/Zenith phát triển đã vừa đóng góp phần quan trọng vào cuộc cách mạng LCD tại Hàn Quốc, vừa trở thành cốt lõi cho ATSC - bộ tiêu chuẩn khai mạc cho kỷ nguyên HDTV tại Mỹ.

Đi qua giai đoạn lịch sử này, LG cũng trở thành nơi tập trung những hiểu biết của loài người về HDTV. Cùng với Samsung, LG đang nắm tới 90% số bằng sáng chế về công nghệ hiển thị của người Hàn được đăng ký tại Mỹ.

Cũng trong thập niên này, thế giới bắt đầu chứng kiến "công xưởng của thế giới" từ Nhật Bản di chuyển dần về các quốc gia có chi phí nhân công thấp như Trung Quốc, Thái Lan và Đài Loan. Nền công nghiệp hi-tech Nhật Bản bắt đầu lúng túng trước những thay đổi ồ ạt của chuỗi cung ứng: giá thành sản phẩm trên khắp thế giới giảm sút, khoảng cách chất lượng bắt đầu bị san phẳng, thế mạnh về công nghệ chế tác cơ học bắt đầu mất chỗ đứng trước sự trỗi dậy của máy móc và vai trò ngày càng quan trọng của phần mềm.

Những thay đổi to lớn này cùng thái độ "ngại" LCD đã khiến TV Nhật Bản trả giá đắt. Các thương hiệu JVC, Hitachi, Fujitsu, Toshiba, NEC và Pioneer lần lượt rời bỏ thị trường TV. 2 gã khổng lồ hùng mạnh nhất tuy sống sót nhưng cũng phải chịu nhiều đau khổ: TV Sony lỗ từ năm này qua năm khác, còn Sharp mới đây cũng đã phải bán mình cho Foxconn (Đài Loan).

Cũng trong 10 năm qua, LG là tên tuổi duy nhất đem đến các cải tiến đáng kể cho IPS. Năm 2007, H-IPS ra mắt, thay đổi bố cục electrode để đem đến chất lượng hiển thị tuyệt vời cho nhóm người dùng xử lý ảnh. Năm 2009, E-IPS của LG ra mắt, vừa giúp giảm thời gian hiển thị nhằm phục vụ cho game thủ, vừa mở khẩu độ truyền sáng để cho phép sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện năng, giảm chi phí. Năm 2010, LG nâng tầm IPS lên mức "Professional" với 1.07 tỷ màu (30-bit). Năm 2011, AH-IPS ra mắt, một lần nữa cải thiện toàn diện IPS về độ chính xác màu, độ phân giải cũng như điện năng tiêu thụ.

Cũng trong 10 năm qua, LG là tên tuổi duy nhất đem đến các cải tiến đáng kể cho IPS. Năm 2007, H-IPS ra mắt, thay đổi bố cục electrode để đem đến chất lượng hiển thị tuyệt vời cho nhóm người dùng xử lý ảnh. Năm 2009, E-IPS của LG ra mắt, vừa giúp giảm thời gian hiển thị nhằm phục vụ cho game thủ, vừa mở khẩu độ truyền sáng để cho phép sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện năng, giảm chi phí. Năm 2010, LG nâng tầm IPS lên mức "Professional" với 1.07 tỷ màu (30-bit). Năm 2011, AH-IPS ra mắt, một lần nữa cải thiện toàn diện IPS về độ chính xác màu, độ phân giải cũng như điện năng tiêu thụ.

Bằng cách này, LG đã mở ra kỷ nguyên IPS. Các nỗ lực nghiên cứu của công ty Hàn Quốc đã giúp cho IPS trở thành công nghệ LCD bắt buộc phải có trên các thiết bị điện toán cao cấp đòi hỏi độ chính xác cao về màu sắc và sự cân đối giữa các nhu cầu công việc (đồ họa, web), phim ảnh và gaming. Ngay đến cả Apple cũng cần tới tấm màn IPS của LG để giữ vững vị thế số 1 cho giới người dùng chuyên nghiệp cho những chiếc MacBook và iMac. Các mẫu tablet lai laptop cao cấp của Lenovo, Dell và HP sử dụng IPS của LG nhờ độ bền đáng kinh ngạc của công nghệ này: khác với LCD thông thường, cấu trúc tinh thể của IPS giúp tấm màn có độ bền cao và không bị lóe sáng hay mờ hình khi người dùng điều khiển cảm ứng.

Và cũng chính LG là người phổ biến IPS ra toàn cầu. Tấm màn IPS từ LG là chìa khóa để iPhone có thể tiếp tục là mẫu smartphone cao cấp bán chạy nhất thế giới. Hơn 80% TV của LG cũng sử dụng công nghệ IPS, trong đó có những mẫu phổ thông giá chỉ từ 6 triệu đồng hoặc các mẫu màn hình 55 inch, độ phân giải 4K nhưng lại nằm trong tầm tay của người tiêu dùng: dưới 55 triệu đồng.


Bên cạnh sự kiện hoàn thiện công nghệ AH-IPS, 2011 cũng là năm mảng hiển thị của LG đón nhận một sự kiện quan trọng: 63.000 người dùng PCWorld lựa chọn LG là thương hiệu HDTV đáng hài lòng nhất về tính năng và độ bền. Ấn tượng "giá rẻ, nhanh hỏng" của thế kỷ cũ đã bị phá hủy hoàn toàn.

Thực chất, con đường chinh phục người dùng của LG đã bắt đầu từ thập niên 1990 và vẫn tiếp diễn cho đến tận ngày hôm nay. Thay đổi ấn tượng 'giá rẻ" chính là mục tiêu LG đã đặt ra vào năm 1998, khi hãng từ bỏ cái tên Lucky GoldStar vốn "đặc sệt" ấn tượng màu mè, rẻ tiền, rườm rà của Châu Á trở thành LG - "Life's Good", đơn giản, xúc tích và quý phái.

Đó cũng chính là mục tiêu LG đã đạt được khi một loạt các thống kê của PC World, Consumer Report, JD Power, Gadget Review trong các năm 2008, 2013, 2016 và 2017 liên tục đánh giá cao TV LG về độ bền. Một trang web chuyên thống kê chất lượng đã đưa ra nhận định như sau về sự thay đổi của LG:

"LG là tên tuổi đang bước vào giai đoạn hoàng kim trong những năm gần đây. Cách đây rất lâu, hãng này từng bị đánh giá rất kém về chất lượng và độ bền. Nhưng điều đó đã thay đổi: LG đang mang tới những chiếc TV HD tích hợp đầy đủ các công nghệ vượt trội với giá thành siêu hấp dẫn. Chiến lược này giúp cho LG liên tiếp thâu tóm thị phần tại nhiều thị trường khác nhau. Trong 5 năm qua, họ đã chứng minh được rằng TV LG có độ bền cực kỳ đáng nể".

Hiển nhiên, những nỗ lực về chất lượng sẽ giúp thay đổi ấn tượng của người dùng và đem lại thành công xứng đáng cho LG. Kết thúc năm 2016, LG Displays được ghi nhận là tên tuổi số 1 thế giới về thị phần màn hình cỡ lớn (trên 9 inch).

LG đang thống trị trên gần như tất cả các lĩnh vực liên quan tới hiển thị, và giờ là lúc gã khổng lồ này quay trở về chinh phục một thị trường từng không được sự ưu ái của Hàn Quốc: máy vi tính.

Thực chất, LG không phải là tên tuổi quá mới mẻ trên lĩnh vực PC monitor: rất nhiều sản phẩm được đánh giá cao trong series UltraSharp và nhiều dòng khác của HP, Dell... sử dụng các công nghệ cốt lõi của LG. Hãng điện tử Hàn Quốc cũng là tên tuổi được Apple lựa chọn để tạo ra những chiếc màn hình UltraFine trong nỗ lực giữ vững hình ảnh của máy Mac với giới người dùng chuyên nghiệp. Song, sự trỗi dậy của màn hình LG trong những năm gần đây có một khái niệm đặc biệt quan trọng: theo đúng như những gì đã từng thực hiện trong cuộc cách mạng LCD, các mẫu màn hình cao cấp của LG sẽ mang đến những tính năng vượt trội và độ bền đáng kinh ngạc đến với người dùng không dư dả kinh phí.

Cuộc chiến của LG sẽ được thực hiện trên 2 mặt trận định hình cho tương lai của màn hình vi tính. Đầu tiên, với 3 mẫu 29UM59, 34UC79G và 38UC99, LG sẽ nắm giữ vai trò tiên phong trong công cuộc phổ biến tỷ lệ cinema (21:9) tới người dùng. Đây là tỷ lệ ngày càng phổ biến rộng rãi trên PC, hứa hẹn không gian đa nhiệm tiện dụng nhất cho người dùng chuyên nghiệp và trải nghiệm choáng ngợp nhất cho game thủ. 21:9 cũng sẽ là đích đến cuối cùng.

Với Ultra-wide, LG sẽ có 3 con át chủ bài, trong đó 38UC99 ấn tượng nhất với mức giá lên tới 39 triệu đồng. Dĩ nhiên, ở mức giá "khủng" như vậy, các tín đồ của 38UC99 cũng đều sẽ được tận hưởng những tính năng đáng thèm muốn nhất: độ phân giải 4K, FreeSync giảm độ trễ, loa Bluetooth với âm bass ấn tượng và một loạt các cổng kết nối từ HDMI 2.0, DisplayPort 1.2 cho đến USB 3.0 QuickCharge.

Ở mức giá dễ chấp nhận hơn - 15 triệu đồng, trải nghiệm IPS cong ấn tượng vẫn sẽ thuộc về bạn thông qua LG 34UC79G. Từng một thời là kích cỡ đáng mơ ước nhất trước khi nhường ngôi lại cho 38 inch của 38UC99, 34UC79G vẫn tỏ ra đặc biệt hấp dẫn với game thủ nhờ tần số làm tươi 144Hz, thời gian đáp ứng 1ms ngay cả khi vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn màu sắc đặc biệt chính xác của công nghệ IPS trong suốt nhiều năm qua.

Cuối cùng trong bộ ba Ultrawide là 29UM59-P mức giá chỉ từ 6 triệu đồng. Trong suốt nhiều năm qua, LG đã luôn là tên tuổi tiên phong cho quá trình phổ cập Ultrawide IPS giá rẻ nhờ các mẫu đàn anh như 29UM57 hoặc 29UM68. Với 29UM59-P, gã khổng lồ Hàn Quốc đã đưa công nghệ đi trước thời đại này xuống mức giá chỉ còn 6 triệu đồng, mở ra không gian rộng rãi của 21:9 2560x1080p cùng tất cả các thế mạnh của IPS (dải màu sRGB > 99%) cho cho những người dùng không quá dư dả về tài chính.

Khía cạnh còn lại của cuộc cách mạng màn hình do LG mang tới là 4K trên tấm màn 27 inch - kích cỡ chuẩn mực để người dùng có thể cảm nhận độ sắc nét của hình ảnh mà không cần phải nhíu mắt hay phóng to giao diện Windows. Một lần nữa, đây lại là một cuộc cách mạng "cũ mà mới": chính LG đã là kẻ tiên phong phổ cập các mẫu TV IPS độ phân giải 4K kích cỡ lớn nhưng giá thành siêu rẻ. Tái diễn cuộc cách mạng này trên màn hình vi tính sẽ là bước đi tất yếu.

Trong cuộc chiến này, 3 chiến binh 27UD58, 27UD69 và đặc biệt là "người đẹp" 27UD88 sẽ mang các thế mạnh truyền thống của công nghệ IPS cho bất kỳ ai cần không gian làm việc tiện dụng nhất và trải nghiệm game chân thực nhất trên tỷ lệ 16:9 truyền thống. Mỗi sản phẩm đều hứa hẹn chất lượng IPS hợp lý nhất trong tầm giá đi kèm với các tính năng hữu ích như OnScreen Control và FreeSync trên không gian 4K. Là sản phẩm dễ tiếp cận nhất ở mức giá 9 triệu đồng, 27UD58 có lẽ sẽ là sản phẩm được đông đảo game thủ cũng như những video editor, photo editor lựa chọn.

Cùng lúc, những kẻ dám đầu tư cho trải nghiệm nghe nhìn sẽ được tận hưởng 99% dải màu sRGB với độ trễn 5ms trên 27UD69 (11,5 triệu đồng) và 27UD88 (15 triệu đồng). Cả 2 mẫu 27 inch 4K này không chỉ mang đến những lợi thế của IPS do LG dày công xây dựng trong những năm qua mà còn được thiết kế bằng ngôn ngữ ArcLine cho một không gian làm việc, giải trí sang trọng. Riêng mẫu đầu bảng 27UD88 còn mang tới các tính năng hữu ích đi trước thời đại như kết nối USB-C tốc độ cao và Black Stabilizer tự động tăng độ sáng động cho khu vực hình ảnh trên.

Đây sẽ là một cuộc đua đầy thú vị: khi thị trường PC toàn cầu đi xuống, phân khúc PC cao cấp lại ngày một ăn nên làm ra khi cả người dùng chuyên nghiệp lẫn game thủ đều muốn sở hữu những trải nghiệm chất lượng nhất. Khi kẻ làm chủ công nghệ hiển thị trên toàn cầu thể hiện tham vọng nghiêm túc với một thị trường đang bùng nổ, các đối thủ đều sẽ phải run sợ. Và các tín đồ PC lại có thêm những ước mơ mới: bất kể là bạn thèm khát IPS, màn cong, Ultra-wide hay 4K, LG đều có lựa chọn chất lượng dành cho bạn.

Theo Trí thức trẻ
http://genk.vn/lg-da-vuon-len-tro-thanh-the-luc-nhat-nhi-the-gioi-ve-man-hinh-nhu-the-nao-20170727032800968.chn