Làm thế nào để chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, sức khoẻ sinh sản trong đại dịch?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, sức khoẻ sinh sản cần đặc biệt quan tâm.
Bác sĩ chăm sóc cho trẻ (Ảnh - BV)
Bác sĩ chăm sóc cho trẻ (Ảnh - BV)

Chủ động bảo vệ bà mẹ và trẻ em

Tại hội nghị tổng kết công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, sức khoẻ sinh sản (CSSKBMTE/SKSS) năm 2021 do Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em (SKBMTE) (Bộ Y tế) tổ chức diễn ra vào sáng nay, ngày 10/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Năm 2021, các chỉ tiêu về chăm sóc trước, trong và sau sinh, giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh, giảm suy dinh dưỡng thấp còi đều tốt so với năm 2020.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (Ảnh - BYT)

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (Ảnh - BYT)

Bên cạnh thành tựu trên, công tác CSSKBMTE/SKSS còn nhiều bất cập và bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục như: Tử vong mẹ, tử vong trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em giảm, nhưng có sự khác biệt lớn giữa các vùng, miền; cơ sở vật chất và trang thiết bị khó khăn; đội ngũ cán bộ sản nhi còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn hạn chế nhất là ở tuyến huyện và xã, đầu tư ngân sách hạn hẹp.

Vì thế, trong năm nay, Bộ Y tế yêu cầu Vụ SKBMTE tiếp tục rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình chuyên môn sản khoa/sơ sinh, các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch hành động; hướng dẫn hỗ trợ các cơ sở CSSKBMTE/SKSS thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 với các cấp độ khác nhau.

Bộ Y tế cũng yêu cầu Vụ SKBMTE nâng cao năng lực các đơn vị được giao chỉ đạo tuyến về sản phụ khoa và sơ sinh nhằm tăng cường chất lượng giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở y tế tuyến dưới; Triển khai đề án giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi; chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; chương trình sức khỏe học đường; các nội dung về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em thuộc các chương trình Mục tiêu quốc gia; kế hoạch hành động quốc gia giảm suy dinh dưỡng thấp còi vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Vụ SKBMTE cần tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ sản khoa/nhi khoa các tuyến, chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu cho tuyến tỉnh, dịch vụ y tế về sản khoa/nhi khoa cho tuyến huyện/tuyến xã.

Chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà cần lưu ý những gì?

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhiễm SARS-CoV-2 thường không triệu chứng/triệu chứng nhẹ, nên để chăm sóc trẻ tại nhà an toàn, các bậc phụ huynh cần giữ tâm lý bình tĩnh; có đủ dụng cụ, thuốc cần thiết, đánh giá nguy cơ nhiệt độ, nhịp thở, ăn uống, tiêu chảy,... của con.

Hiện nay, phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với biểu hiện viêm hô hấp trên, hoặc tiêu hoá, kéo dài và hồi phục trong 1 - 2 tuần. Trẻ thuộc nhóm nặng - nguy kịch chỉ chiếm 4,5%, thường trở nặng vào ngày thứ 5 - 8. Tuy nhiên, trẻ có thể xuất hiện biến chứng, MIS-C, hội chứng Covid kéo dài nên cần theo dõi sát.

Người dân xếp hàng mua thuốc điều trị Covid-19 (Ảnh - Minh Thuý)

Người dân xếp hàng mua thuốc điều trị Covid-19 (Ảnh - Minh Thuý)

Tại nhà, cha mẹ cần chuẩn bị các loại thuốc sau: Hạ sốt có thành phần Paracetamon; siro ho thảo dược; bột Oresol dạng gói pha 200mL/1000mL; vitamin (vitamin C, D), kẽm, men vi sinh; nước muối sinh lý, dụng cụ hút, rửa mũi.

Cùng với đó, có thể nới lỏng quần áo, mặc đồ mỏng nhẹ cho trẻ; lau (chườm) với nước ấm nếu trẻ dễ chịu; cho trẻ uống nước nhiều hơn (sữa, nước hoa quả,…

Gia đình cần báo ngay cho nhân viên y tế nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt cao trên 39 độ C, khó hạ, kéo dài trên 2 ngày, có các dấu hiệu bất thường/nguy hiểm kèm theo.

Đặc biệt, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo cha mẹ không tự ý dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống đông (chỉ dùng khi bác sĩ chỉ định); thuốc kháng virus SARS-CoV-2; thuốc kháng virus cúm; thuốc không đi kèm vỉ, nhãn mác, không rõ hàm lượng; thuốc không rõ nguồn gốc (không có nhãn phụ tiếng

Tránh lạm dụng xông hơi, xông thảo dược, tinh dầu các loại, đánh gió. Cha mẹ nên động viên tinh thần trẻ, cố gắng duy trì hoạt động thường ngày: học tập, vui chơi, giải trí,…