Theo FlightGlobal, máy bay chiến đấu tham gia biểu diễn kỹ thuật bay siêu cơ động trên Airshow 2018 Chu Hải được lắp động cơ ống phụt quay. Trên chiếc máy bay tiêm kích nguyên mẫu J-10A lắp đặt AL-31FN, phiên bản động cơ Su-27 ban đầu. Đây là những động cơ được sản xuất theo giấy phép tại Trung Quốc.
Công nghệ điều khiển vector lực đẩy khá phức tạp và đòi hỏi phải có những thay đổi lớn trong thiết kế máy bay. Chỉ có một vài máy bay chiến đấu trên thế giới được trang bị loại động cơ lực đẩy vector như F-22 Mỹ và Su-30, Su-35, Su-57 Nga.
Như vậy, rõ ràng động cơ mà máy bay J-10 Trung Quốc là động cơ tiên tiến hơn nhiều, chứ không phải là những động cơ ban đầu lắp đặt. Hơn thế nữa, chắc chắn các kỹ sư Trung Quốc đã cải tiến rất nhiều cấu trúc của máy bay để có thể lắp được động cơ lực đẩy vector, đặc biệt là hệ thống điều khiển và máy tính trên thân máy bay, tự động thực hiện những hoạt động của hệ thống để bảo đảm tình trạng cân bằng khí động học.
Năm 2015, Nga và Trung Quốc ký hợp đồng xuất khẩu 24 máy bay tiêm kích siêu cơ động Su-35, Bắc Kinh cũng là nước ngoài đầu tiên sở hữu loại máy bay này. Tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ USD. Trung Quốc đã nhận được 18 máy bay. Không ngoại trừ việc các kỹ sư công nghệ hàng không Trung Quốc đã copy động cơ S-35 của Nga và lắp đặt trên J-10 để thử nghiệm và tìm kiếm phương thức chế tạo các động cơ vector lực đẩy. Trong tình huống này, có thể Trung Quốc đã nắm được một phần của kỹ năng siêu cơ động với động cơ vector.
Các máy bay chiến đấu nguyên mẫu J-10A cũng bay biểu diễn ở Chu Hải, nhưng phiên bản hiện đại nhất của J-10 không được trình diễn trong triển lãm này. J-10C được trang bị radar mảng pha quét điện tự, hệ thống quan sát quang điện tử ảnh hồng ngoại chống tàng hình phía trước và hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa từ phía sau.