|
ông Nguyễn Anh Nguyên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Massan |
Tại Diễn đàn Công nghệ FPT 2019 được tổ chức gần đây, ông Nguyễn Anh Nguyên - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Massan đã có những chia sẻ rất thực tế về quá trình chuyển đổi số của tập đoàn hàng tiêu dùng số 1 Việt Nam.
"Massan là công ty ngành hàng tiêu dùng. Sức mạnh lớn nhất của các công ty hàng tiêu dùng trên địa cầu, không chỉ ở Việt Nam, là thương hiệu. Có thương hiệu sẽ có tiền. Có thương hiệu được tin dùng sẽ có lợi nhuận", ông Nguyên nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu.
Để phát triển được như ngày hôm nay, Tập đoàn Massan đã phải tiến hành công cuộc chuyển đổi số từ 6 năm về trước. Ông Nguyên cho biết công cuộc chuyển đổi số của Tập đoàn Massan đã phải trải qua 3 giai đoạn, giải 3 bài toán với 3 chữ "A" khác nhau.
Chữ "A" đầu tiền đầu tiên đó chính là "Availability" - tính sẵn có của sản phẩm." Quảng cáo trên TV cho lắm mà ngày mai người dân ra chợ không có hàng thì quảng cáo làm gì?". Đó chính là câu hỏi mà ông Nguyên cũng như ban lãnh đạo Massan đặt ra.
Để giải quyết câu hỏi này, ông Nguyên cho biết:"Nguyên liệu lúc nào cũng phải sẵn, nhà máy lúc nào cũng phải chạy, xe tải lúc nào cũng phải sẵn sàng và hàng lúc nào cũng phải nằm trên kệ, và nằm trên kệ đúng giá, đúng kích thước". Để làm được điều này không có cách nào khác là Massan đã phải sử dụng đến công nghệ trong sản xuất. Massan đã phải mất 3 năm lên kế hoạch và một năm rưỡi để thực hiện và đảm bảo 2.600 siêu thị và 370.000 cửa hàng ở 11.800 xã lúc nào cũng có hàng.
Chữ "A" thứ 2 của Massan đó chính là "Assurance of Quality" - bảo đảm chất lượng sản phẩm. Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Massan chia sẻ, mỗi năm tập đoàn này sản xuất hơn 2 tỷ gói mì, nửa tỷ chai nước mắm, xì dầu, tương ớt v.v. Với một số lượng hàng lớn như vậy thì việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm sao cho tất cả các sản phẩm đều có chất lượng giống nhau là rất khó khăn. Để làm được điều này Massan đã phải sử dụng đến cộng nghệ, đưa tin học vào dây chuyền xử lý sản xuất.
Chữ "A" thứ 3 được ông Nguyên nhắc tới đó chính là "Affordable" - giá cả phải chăng. Để giải quyết vấn đề này tập đoàn Massan đã áp dụng công nghệ thông tin khiến "từng đồng xu" trong tập đoàn làm việc cực nhọc hơn nhiều. "Chúng tôi buộc mỗi đồng tiền như vậy phải làm chăm chỉ gấp đôi, để sinh ra chút lợi nhuận nhỏ bé đổ ngược vào thương hiệu, tiến trình sản xuất, dịch vụ, đổ ngược vào giá để có lợi cho người tiêu dùng" ông Nguyên nói.
Chia sẻ thêm trong hội thảo, ông Nguyên nói về những khó khăn bước đầu trong việc thuyết phục ban lãnh đạo đồng ý với cuộc chuyển đổi số. Ông Nguyên nói:" Nếu bạn còn tiếp tục bình quân hóa tất cả mọi con số thì bạn chỉ có một chất lượng bình quân. Vì vậy đừng bình quân hóa nữa mà hãy cá thể hóa các quyết đinh của bạn". Cách duy nhất để cá thể hóa 6 tỷ dữ liệu là sử dụng máy tính và Massan đã đưa công nghệ báo cáo thông minh vào trong vận hành, ông Nguyên chia sẻ.
Lấy dẫn chứng về việc ngày nay các công ty lớn như Alibaba hay Amazon đang bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam. Ông Nguyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam: "Nếu như các doanh nghiệp Việt Nam không sớm tiến hành chuyển đổi số thì có thể chỉ trong vòng 3 - 5 năm nữa họ sẽ mất khả năng bán hàng".
Thấy được vấn đề này, Tập đoàn Massan đã chủ động thay đổi và xây dựng mô hình bán lẻ kiểu mới. Blue chính là thương hiệu chính của mô hình lần này. "Thương hiệu này sẽ được phủ rộng rãi trong vài tuần tới" ông Nguyên chia sẻ.