|
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (Ảnh: Newsweek) |
Nhưng liệu ông Erdogan có tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền hoặc cần phải sở hữu vũ khí hạt nhân để tăng cường vị thế của mình?
Tháng trước, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một để xuất như vậy, nói rằng "một số quốc gia sở hữu nhiều tên lửa có đầu đạn hạt nhân, không chỉ 1 hay 2 nước. Nhưng chúng ta lại không thể sở hữu chúng. Tôi không thể chấp nhận điều này". Ông còn chỉ ra trường hợp của Israel, nói rằng: "Chúng ta có Israel ngay sát, gần như là láng giềng. Họ dọa nạt các bên khác chỉ nhờ sở hữu những thứ đó (vũ khí hạt nhân). Không ai dám đụng vào họ".
Đó cũng chính là lần đầu tiên mà ông Erdogan nêu về vấn đề này, trong lúc phát biểu tại một sự kiện của đảng cầm quyền AKP. Phát ngôn đó có khả năng chỉ nhằm tăng sự ủng hộ của cử tri cốt l, nhưng cũng có thể là một lời cảnh báo rằng: Nếu Iran và Arab Saudi trở thành các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không chịu ngồi yên!
Năm ngoái, Hoàng thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman từng nói với CBS News rằng vương quốc này "không muốn sở hữu bom hạt nhân, nhưng nếu Iran phát triển một trái bom hạt nhân, chắc chắn chúng tôi sẽ theo sau sớm nhất có thể".
Xét một phần nào đó, ông Erdogan chỉ đưa ra một kiểu phát ngôn cứng rắn thường thấy của mình. Còn nhớ ông từng so sánh nước Đức thời điện đại và Israel với Đức quốc xã, và từng đe dọa sẽ mở cửa để hàng trăm nghìn người tị nạn Syria tràn vào châu Âu...
Nhưng từ một phát biểu trong một cuộc họp của đảng cầm quyền tới việc phát triển vũ khí hạt nhân rõ ràng là một bước nhảy lớn. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang phát triển (với sự giúp đỡ của Nga) một chương trình điện hạt nhân. Tuy nhiên, nước này lại là một bên ký kết Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân, và khoảng cách giữa điện hạt nhân và vũ khí hạt nhân là rất lớn.
Vào thời điểm sau khi ông Erdogan đề cập tới vấn đề phát triển hạt nhân, ông Ziya Meral - chuyên gia phân tích thuộc Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) - nhận định rằng: "Không có tín hiệu rõ ràng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ sẽ theo đuổi vũ khí hạt nhân, hay chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi bước ngoặt trong chính sách không theo đuổi vũ khí hạt nhân kéo dài suốt nhiều thập kỷ qua của nước này".
Ông Meral cho rằng phát ngôn của ông Erdogan chỉ nhằm làm hài lòng cộng đồng cử tri tôn giáo và bảo thủ trong nước, chứng minh rằng ông đang chống lại thứ tiêu chuẩn kép của phương Tây.
Dưới thời cầm quyền của ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ không còn là một đồng minh "biết tuân lệnh" của NATO, canh gác rìa phía Nam của khối đồng minh khỏi cái mà họ coi là sự đe dọa từ Nga. Phản ứng trước sự lạnh nhạt của phương Tây, ông Erdogan đã hướng đến một "miền đất mới" cho Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà nước này có thể lựa chọn các đồng minh và tăng tầm ảnh hưởng.
Bởi vậy mà nước này mở một đơn vị đồn trú ở Qatar - tăng vai trò của lực lượng hải quân trên Biển Đỏ - để ủng hộ chính phủ Libya chống lại lực lượng của tướng Khalifa Haftar mà Arab Saudi/UAE hậu thuẫn. Ngoài ra còn phải kể tới căn cứ quân sự nước ngoài lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đặt tại Somalia.
Sự thay đổi chính sách đột biến dưới thời Erdogan xuất hiện trong bối cảnh phong trào "Mùa Xuân Arab" trỗi dậy, khi ông tới thăm Cairo (Ai Cập), Tunis (Tunisia) và Tripoli (Libya) để tuyên truyền về sự ưu việt của "mô hình Thổ Nhĩ Kỳ" áp dụng cho các xã hội đang chìm trong hỗn loạn: Một xã hội Hồi giáo trong một nhà nước trường tồn với thị trường tự do.
Chuyến thăm đó không có hiệu quả - nhưng cuộc nội chiến bùng nổ ở Syria sau đó càng khiến ông Erdogan quyết tâm hơn trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.
|
Để tăng vị thế trên toàn cầu, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải tách khỏi Washington (Ảnh: Politico)
|
Cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tướng H.R. McMaster, từng mô tả đó là sự thay đổi địa chính lớn nhất thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Tháng trước, ông nói trong một sự kiện rằng, dưới thời Tổng thống Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ "muốn tự tách xa khỏi châu Âu và gần hơn với Trung Đông, và nghiêng về phía Đông hơn để có thể xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho họ".
Quan điểm này cũng đồng nhất với điều mà nhà bình luận Aaron Stein viết về ông Erdogan: "Dường như ông Erdogan đang sử dụng vũ khí hóa học như con bù nhìn để khiến người ta bàn luận nhiều hơn về vị thế của Ankara trên thế giới; và các hệ thống của Mỹ và phương Tây mà Thổ Nhĩ Kỳ tuân thủ bấy lâu là không công bằng, cần phải thay đổi".
Như một bằng chứng, ông Erdogan từng phàn nàn về việc "các bên rót vốn" ở phương Tây đang làm suy yếu nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Năm ngoái, trong lúc đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ sụt giá thê thảm trên các thị trường quốc tế, ông Erdogan nói rằng những kẻ âm mưu làm hại Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc đảo chính bất thành giờ đang nhắm vào nền kinh tế nước này.
Và trong lúc đang bất đồng sâu sắc với chính quyền Trump về vụ bắt giữ mục sư Mỹ Andrew Brunson, ông Erdogan tuyên bố: "Đây không phải một quốc gia bất kỳ. Đây là Thổ Nhĩ Kỳ".
Giờ đã nắm quyền lực suốt gần 17 năm liền, Tổng thống Erdogan chính là gương mặt đại diện cho chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhờ có quyền lực tập trung vào một nhóm người nhỏ thân cận với ông, chính sách ngoại giao của Ankara được lèo lái bởi chính bản năng của ông Erdogan.
Nhưng về cơ bản, ông Erdogan nhìn thế giới như một đấu trường nơi mà nhiều thế lực đang cạnh tranh - Mỹ, Nga, Trung Quốc - và rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng cần phải tự thân vận động để giành được lợi thế riêng. Và để đạt được mục đích đó, Ankara cần phải tách khỏi Washington.
Richard Haass - Chủ tịch Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ - hồi đầu tháng này từng viết trên Twitter rằng Mỹ "đã quá chậm chạm trong việc từ bỏ ảo tưởng" rằng Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Erdogan là một đồng minh.
"Mỹ nên rút hết vũ khí hạt nhân, giảm sự phụ thuộc vào các căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ, hạn chế chia sẻ thông tin tình báo và bán vũ khí. Mỹ cũng nên vạch ra "lằn ranh đỏ" ở Syria" - ông Haass viết.
(Theo CNN)