Không bằng cấp công nghệ, cô gái da màu này vẫn trở thành kỹ sư tại Google

Angela Taylor sinh ra tại một thị trấn nhỏ gần như bị cách ly với công nghệ. Cô đến với Google trong một lần làm MC cho chương trình thực tập sinh. Không có bằng cấp gì về công nghệ, làm thế nào cô gái da màu lại trở thành kỹ sư phần mềm của Google, một sân chơi hầu như chỉ dành cho nam giới?
Angela Taylor

Google được xem là mảnh đất khó nhằn để kiếm được một công việc. Thế nhưng, cô gái tài năng Angela Taylor bằng chiến thuật đúng đắn của mình đã đi từ phòng nhân sự để trở thành một kĩ sư phần mềm.

Ít ai ngờ rằng Taylor đã trải qua 6 năm khổ ải "làm việc không công" tại Google dù không có bất cứ bằng cấp nào về công nghệ. Vào tháng 5/2017, cô chính thức có một công việc toàn thời gian cho bộ phận tạo dựng bản đồ của Google, có tên là GEO. Điều kì diệu nào đã khiến cô làm được điều đó ?

Taylor bắt đầu làm việc cho Google từ tháng 4 năm 2012 cho đến khi được tuyển dụng cô vẫn không hề biết gì về công nghệ ngoài tấm bằng truyền thông trong tay.

Cô nói với Business Insider: "Tôi sinh ra tại Arkansas một thị trấn nhỏ ở vùng nông thôn, nơi mà hầu như bị cách li với công nghệ. Khi lớn lên, tôi thậm chí còn không biết kỹ sư phần mềm là một công việc, lúc đó tôi muốn trở thành một nữ diễn viên."

Cô đến với Google trong một lần làm MC cho chương trình thực tập sinh, sau đó thông qua một quy trình tuyển dụng nghiêm ngặt cô được thuê để làm công việc này toàn thời gian. Thế nhưng ngoài việc làm MC mỗi khi có chương trình thì không có bất hoạt động nào liên quan đến truyền thông cả nên cô đã nhận việc ở phòng nhân sự.

Tháng 6 năm 2011, tại phòng nhân sự một bảng tính hoạt động dựa trên các lệnh của máy tính (được gọi là macro) bị hỏng nhưng do lượng công việc quá tải ở Google nên các kĩ sư đã k kịp đến xử lý. Vì vậy, Taylor đã tình nguyện sửa nó, trong quá trình đó cô đã học được ngôn ngữ lập trình được gọi là Visual Basic.

Câu chuyện bắt đầu trong chuyến bay dài tới Trung Quốc, để giết thời gian cô đã cố gắng sử dụng thứ ngôn ngữ số này để sửa bảng tính và bị cuốn hút vào nó. Sau khi trở về nhà, cô bắt đầu học các khóa học miễn phí trực tuyến qua các trang web như Udacity và  Code Academy. Đồng thời tình nguyện làm các dự án nhỏ về mã hóa cho đội ngũ nhân sự của mình, ghi danh vào các lớp học về code tại trường đại học cộng đồng. Tại nơi làm việc cô cũng không ngần ngại đăng kí vào "thử thách giải mã code trong 24 giờ", sau đó cô tiếp tục tham gia lớp học lập trình tại đại học Stanford nhưng lại không đăng kí thi cử để lấy bằng.

Cô đã trải qua hơn hai năm ở Google, tình nguyện làm tất cả mọi thứ chỉ để có nhiều kinh nghiệm hơn và khi cảm thấy đủ tự tin cô gia nhập nhóm GEO cho "dự án 20%" của Google cho phép nhân viên tự chọn dự án của riêng mình trong 20% thời gian làm việc.

Sau sáu tháng, trưởng nhóm công nghệ nói "Bạn làm khá tốt đấy. Tại sao không tham gia full-time cùng chúng tôi?". Điều này giống như việc được cung cấp một "tấm vé" để bước vào cánh cửa cho công việc về công nghệ, cô nói rằng "Tôi thấy như mình vừa được thăng chức vậy".

Taylor được xem là trường hợp hi hữu tại Google. Thứ nhất, được chuyển vị trí từ phòng ban này sang ban khác hầu như là rất khó, giống như lần đầu tiên khi bạn được tuyển vào vị trí MC sau nhiều lần phỏng vấn vậy. Thứ 2, cô là một phụ nữ da màu trong một môi trường mà hầu như đều là các nam kĩ sư da trắng. Và cô thông minh ở chỗ biết tận dụng mọi cơ hội khi đang ở trong "dự án 20%" của Google.

Taylor (ở giữa) trong một cuộc phỏng vấn.

Còn với Taylor, một trong những lý do cô được chào đón vì cô là một trong 3 phụ nữ trong nhóm 5 người đến từ 3 đất nước khác nhau. "Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng tôi và họ công nhận khi chúng tôi có kĩ năng làm việc thực sự". 

Cô chia sẻ sẵn sàng hỗ trợ những người có điều kiện không tốt qua mạng để được chào đón tại đây, bất kể họ là người nhập cư hay dân tộc thiểu số.

"Cuộc hành trình trở thành một kĩ sư phần mềm rất gian nan và tôi đã thực sự cố gắng với toàn bộ sức lực. Khi tôi bắt đầu nghi ngờ khả năng của mình, cô tìm những cố vấn để được giúp đỡ và khuyến khích. Đến cuối cùng, tôi nhận ra bạn vẫn không thể làm hết mọi thứ nếu như chỉ có một mình. Vì thế, hãy làm việc và hỗ trợ lẫn nhau nếu có thể".

Theo ICTNews (nguồn BI)

http://ictnews.vn/kinh-doanh/ho-so/khong-co-bang-cap-cong-nghe-lam-the-nao-co-gai-da-mau-nay-da-tro-thanh-ky-su-phan-mem-tai-google-158273.ict