Khó khăn nào đang chờ hệ điều hành di động của Huawei?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
HarmonyOS, hệ điều hành Huawei tự phát triển nhằm thay thế Google Android, sẽ gặp nhiều thử thách khi bắt đầu có mặt trên smartphone.

Giữa năm 2019, Huawei ra mắt hệ điều hành riêng mang tên HarmonyOS do Mỹ cấm sử dụng phần mềm của Google. Đây là “cú hích” tham vọng nhất trên lĩnh vực phần mềm di động của Huawei với hi vọng giúp bộ phận smartphone sống sót.

Hôm 22/2, Huawei thông báo HarmonyOS sẽ bắt đầu tung ra trên smartphone của hãng từ tháng 4. Người dùng điện thoại Huawei được tải về dưới dạng bản cập nhật. Người phát ngôn công ty xác nhận người dùng quốc tế cũng có thể tải về. Mẫu smartphone màn hình gập Mate X2 nằm trong số các thiết bị đầu tiên được nhận HarmonyOS.

Năm 2019, Huawei có tên trong danh sách đen thương mại của Mỹ, cấm doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu công nghệ cho công ty Trung Quốc. Google phải cắt đứt quan hệ với Huawei, đồng nghĩa Huawei không thể sử dụng Google Android trên smartphone nữa. Đây không phải chuyện lớn tại Trung Quốc, nơi các ứng dụng Google như Gmail đã bị cấm. Tuy nhiên, trên thị trường nước ngoài, nơi Android là hệ điều hành phổ biến nhất, nó thực sự là cú sốc.

Tiếp đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump còn mở rộng lệnh cấm nhằm chặn nguồn tiếp cận chip quan trọng, gây thiệt hại lớn đến doanh số smartphone của công ty Trung Quốc. Huawei cần tìm nguồn cung chip mới cho smartphone, song HarmonyOS cũng là một bộ phận “cực kỳ quan trọng khác” nhằm đảm bảo sự sống cho smartphone Huawei, theo nhà phân tích Nicole Peng của hãng nghiên cứu Canalys.

Huawei cho biết, HarmonyOS hoạt động trên nhiều loại thiết bị, từ smartphone tới tivi. Tháng 9 vừa qua, phiên bản thứ hai của hệ điều hành được giới thiệu và Huawei kêu gọi nhà phát triển viết ứng dụng cho nền tảng.

Để thu hút người dùng, Huawei thiết kế lại giao diện chợ ứng dụng AppGallery và cải thiện chức năng điều hướng. Tính năng tìm kiếm tích hợp hỗ trợ mọi người khám phá ứng dụng dễ dàng hơn. Ngoài ra, công ty gửi bản cập nhật đến người dùng hiện có sẽ thúc đẩy lượng sử dụng tại quốc tế. AppGallery đang có hơn 530 triệu người dùng tích cực hàng tháng.

Ứng dụng vô cùng cần thiết với hệ điều hành di động. Apple iOS và Google Android thống trị thị trường nhờ hàng triệu nhà phát triển sản xuất ứng dụng cho nền tảng tương ứng. Huawei cũng có một bộ ứng dụng như trình duyệt, bản đồ trong gói Huawei Mobile Servics (HMS). HMS tương tự Google Mobile Services, cung cấp bộ công cụ cho nhà phát triển, dùng để tích hợp những thứ như dịch vụ địa điểm vào ứng dụng. 2,3 triệu người đã đăng ký HMS trên toàn cầu.

Tại Trung Quốc, Huawei có thể mang đến nhiều ứng dụng phổ biến. Tuy nhiên, ở ngoài nước, công ty có thể đối mặt với nhiều thách thức. Chẳng hạn, chợ ứng dụng của nó thiếu vắng các tên tuổi lớn như Google, Facebook. Người dùng chỉ có thể tải Facebook về từ trang web thay vì ứng dụng sẵn có trong chợ như Apple, Google.

Bryan Ma, Phó Chủ tịch phụ trách Nghiên cứu thiết bị của IDC, cho rằng, nếu Huawei muốn bán điện thoại thành công ở nước ngoài, họ cần các ứng dụng phù hợp, thứ không dễ gì có mặt trên HarmonyOS. Vì thế, quan trọng là được tiếp cận Google Mobile Services một lần nữa. Bên cạnh đó, theo nhà phân tích Peng, do Android và iOS đang đứng đầu, Huawei còn nhiệm vụ khó khăn là thuyết phục mọi người chuyển đổi.

Theo ICTNews