Khám phá Căn cứ không gian Pituffik - nhân tố khiến Mỹ muốn giành Greenland

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam

Theo Reuters ngày 30/1, trước những lời đe dọa của Mỹ, ông Nielsen tân thủ tướng Greenland nhấn mạnh hòn đảo này không thuộc về Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác, tương lai của Greenland sẽ do chính người dân trên đảo quyết định.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35A được Mỹ triển khai tới căn cứ Pituffik. Ảnh: Ifeng.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35A được Mỹ triển khai tới căn cứ Pituffik. Ảnh: Ifeng.

"Mỹ đừng mong có được Greenland!"

Trong cuộc phỏng vấn với NBC ngày 29/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa tuyên bố Mỹ sẽ sáp nhập Greenland và đe dọa sẽ sử dụng vũ lực để chiếm đóng hòn đảo này. Ông Trump nói: "Chúng ta sẽ có được Greenland. Đúng vậy, 100%!"…Rất có thể chúng ta có thể thực hiện được điều đó mà không cần sử dụng vũ lực, nhưng chúng ta không loại trừ bất cứ khả năng nào".

Đáp lại phát biểu của ông Trump, tân Thủ tướng Greenland Jens-Frederik Nielsen ngày 30/3 đã đăng một thông điệp trên mạng xã hội Facebook, tuyên bố: "Tổng thống Trump tuyên bố rằng Mỹ sẽ 'có được Greenland'. Tôi xin nói rõ: Mỹ sẽ không thể có được hòn đảo. Chúng tôi không thuộc về bất kỳ ai khác, chúng tôi tự quyết định tương lai của mình".

Thu tuong Nielsen.jpg
Ngày 28/3, ông Jens Nielsen (thứ 2, trái sang) tuyên bố thành lập chính phủ liên minh Greenland. Ảnh: VCG.

Ông Nielsen viết: “Chúng ta không thể hành động vì sợ hãi. Chúng ta phải phản ứng một cách hòa bình, có phẩm giá và đoàn kết. Với những giá trị này, chúng ta phải chứng minh rõ ràng và bình tĩnh với tổng thống Mỹ rằng Greenland là của chúng ta. Tình hình đã như vậy, đang như vậy và tương lai cũng sẽ như vậy”.

Vance den can cu My.jpg
Ngày 28/3, cùng lúc Chính phủ mới ở Greenland ra mắt, Phó Tổng thống Mỹ J.Vance cùng vợ tới thị sát căn cứ không gian Pituffik của Mỹ ở phía Bắc hòn đảo.
Ảnh: Newslooks.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã thông báo bà sẽ đến thăm Greenland từ ngày 2 đến 4/4 để hội đàm với chính quyền tự trị mới. "Tôi mong muốn tiếp tục có sự hợp tác chặt chẽ và đáng tin cậy giữa Greenland và Đan Mạch". Tờ Financial Times cho biết ông Nielsen dự kiến ​​sẽ gặp bà Frederiksen để thảo luận về cách cùng ứng phó áp lực từ phía Mỹ.

Mỹ ngày càng tăng cường gây sức ép với Greenland

Kể từ khi nhậm chức, ông Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ sáp nhập Greenland. Vào ngày 28/3, ngày chính quyền mới của Greenland nhậm chức, Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance, bất chấp sự phản đối, đã khẩn cấp bay tới Greenland để thị sát căn cứ quân sự của Mỹ. Ông chỉ trích việc Đan Mạch đầu tư và quản lý an ninh đối với hòn đảo giàu khoáng sản và có tầm quan trọng chiến lược này, đồng thời tuyên bố Tổng thống Trump muốn kiểm soát Greenland vì người Đan Mạch "đã không làm đủ tốt".

F-35 o can cu.png
Máy bay F-35 của Mỹ trong căn cứ Pituffik. Ảnh: Ifeng.

Ông Vance còn đưa ra một lời hứa với người dân Greenland: "Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ chọn hợp tác với Mỹ vì chúng tôi là quốc gia duy nhất trên trái đất tôn trọng chủ quyền và an ninh của họ, vì an ninh của họ cũng chính là an ninh của chúng tôi".

Cùng ngày, ông Trump cũng tuyên bố tại Nhà Trắng rằng Greenland "rất quan trọng" đối với an ninh quốc gia của Mỹ và Mỹ "phải sở hữu Greenland". "Greenland rất quan trọng đối với hòa bình thế giới. Tôi nghĩ Đan Mạch hiểu điều này và Liên minh châu Âu cũng hiểu điều này. Nếu họ không hiểu, chúng ta phải giải thích cho họ hiểu".

Tờ Financial Times lưu ý rằng các quan chức Đan Mạch đang thất vọng trước sự chỉ trích từ chính phủ Mỹ vì Đan Mạch đã gửi quân đội đến chiến đấu cùng quân đội Mỹ ở những nơi như Afghanistan và Iraq. Thủ tướng Frederiksen nói, lời chỉ trích của ông Vance đối với Đan Mạch là "không công bằng" và cho rằng Đan Mạch là "đồng minh tốt và kiên định" của Mỹ.

Radar canh gioi.png
Đài radar khủng của Mỹ ở căn cứ Pituffik. Ảnh: Ifeng.

Chốt chiến lược của Mỹ ở Cực Bắc Trái đất

Theo CNN, ngày 28/3, Phó Tổng thống Mỹ Vance đã đến Greenland dù "không được mời". Ông Vance đã đến một địa điểm quân sự cực kỳ nhạy cảm - Căn cứ Không gian Pituffik của quân đội Mỹ ở phía tây hòn đảo.

Căn cứ này không chỉ là cơ sở quân sự cực bắc mà còn là tiền đồn quan trọng ở khu vực Bắc Cực của Mỹ. Vance cũng tuyên bố Mỹ cần đảm bảo vị trí lãnh đạo của mình ở Bắc Cực.

Tờ Business Insider chỉ ra rằng căn cứ Pituffik nằm sâu 1.200 km trong Vòng Bắc Cực. Nơi đây không có người ở và môi trường rất khắc nghiệt. Nhiệt độ vào mùa đông có thể xuống dưới -35 độ C và trong thời kỳ đêm vùng cực, sẽ không nhìn thấy mặt trời trong nhiều tuần liên tiếp.

San bay trong can cu.png
Sân bay trong căn cứ Pituffik. Ảnh: Ifeng.

Căn cứ Pituffik (trước đây là Căn cứ không quân Thule) là căn cứ của Lực lượng Không gian Mỹ nằm ở phía tây bắc Greenland có vai trò chiến lược rất quan trọng. Đây cũng là căn cứ quân sự cực bắc của Mỹ, hiện là nơi đóng quân của Phi đội cảnh báo không gian số 12 và được đổi tên vào ngày 6/4/2023.

Căn cứ không gian Pitufik nằm ở bờ biển phía tây của Greenland, cách Vòng Bắc Cực 750 dặm (1.210 km) về phía bắc, khiến nơi đây trở thành nơi triển khai ở gần Cực Bắc nhất của quân đội Mỹ. Môi trường Bắc Cực của Pituffik bao gồm các tảng băng trôi ở Vịnh Bắc Cực, chỏm băng cực và vịnh Wolstenholme.

Pituffik là nơi đặt mạng lưới cảm biến toàn cầu của Phi đội cảnh báo không gian số 12, bao gồm một kho nhiên liệu, 4 radar AN/FPS-50, một radar theo dõi AN/FPS-49 và Radar cảnh báo sớm tầm xa (PAVE PAWS), giúp cung cấp cảnh báo tên lửa, giám sát và kiểm soát không gian cho Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ Tư lệnh Không gian Không quân Mỹ (AFSPC).

Radar.png
Các anten radar khủng của Mỹ bên trong căn cứ Pituffik. Ảnh: Ifeng.

Ngày 30/1/2023, NORAD thông báo lực lượng không quân Mỹ và Canada đã có mặt tại căn cứ ở Vòng Bắc Cực kể từ giữa tháng 1 và tham gia vào một chiến dịch triển khai lực lượng có tên "Noble Defender". Vào khi đó, máy bay chiến đấu F-35A của quân đội Mỹ đã lần đầu tiên bay tới Greenland để triển khai ở tiền phương, nhằm bảo vệ không phận Bắc Cực và đảm bảo an ninh cho Mỹ và Canada. Việc triển khai này đã khiến Pituffik từ một trạm radar biến thành một căn cứ tấn công.

Trong lịch sử, năm 1968 từng xảy ra vụ máy bay B-52 triển khai tại Căn cứ Không quân Thule bị rơi, Mỹ đã thất lạc 4 quả bom khinh khí ở Greenland. Chính phủ Đan Mạch khi đó đã yêu cầu Mỹ tự mình dọn sạch bom và chi trả chi phí dọn dẹp, nhưng một trong những quả bom không được tìm thấy. Có tin quân đội Mỹ cũng từng xây dựng một căn cứ ngầm dưới lòng đất ở đây.

Linh My tuan tra.png
Lính Mỹ dùng xe trượt tuyết tuần tra bảo vệ căn cứ. Ảnh: Ifeng.

Về mặt công khai, Trạm vũ trụ Pituffik được Mỹ coi là một vùng lãnh thổ chưa hợp nhất của Mỹ nằm ở thành phố Avanata, phía bắc Greenland. Tính đến ngày 1/1/2005, nhân khẩu thường trú của căn cứ này là 235 người.

Theo Guancha, iFeng