|
Jeff Bezos - CEO của Amazon (Ảnh: CNBC) |
Vào hồi tháng 7/2014, Amazon đã cho ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên của hãng mang tên Fire Phone. Tuy nhiên chỉ một khoảng thời gian ngắn sau khi phát hành chiếc điện thoại này, nó đã được cho là một thất bại. Dòng điện thoại Fire Phone chỉ sống sót được đến tháng 9/2015 sau khi Amazon quyết định ngừng sản xuất.
Đối với những kiểu thất bại này, đa số các CEO sẽ trở nên giận dữ nhưng đối với Jeff Bezos thì không. Theo tờ The New Yorker,, Bezos đã từng nói với Ian Feeed - người đứng đầu mảng phát triển Fire Phone rằng: "Bạn không thể, dù chỉ là một phút cảm thấy tồi tệ về Fire Phone. Hãy hứa với tôi là bạn không mất ngủ một phút nào sau sự cố đó".
Fire Phone là một bài học điển hình về nguyên tắc lãnh đạo và thành công của người đàn ông giàu nhất thế giới.
Nguyên tắc đầu tiên, thất bại là một phần quan trọng của phát triển
Trong lá thư Bezos gửi các cổ đông vào tháng 4 năm 2019, tỷ phú người Mỹ đã viết: "Chúng ta sẽ làm việc chăm chỉ tuy nhiên không phải khoản đầu tư nào cũng mang lại kết quả tốt. Những rủi ro lớn là cần thiết cho một công ty lớn".
Nguyên tắc thứ 2, phải dành thời gian để tò mò
Theo những thông tin từ tờ The New Yorker, đội ngũ phụ tránh Fire Phone có quy mô lên đến 1.000 nhân viên. Lực lượng nhân sự này ngốn của Amazon 100 triệu USD mà không mang lại kết quả như Amazon mong muốn. Tuy nhiên, chính thất bại này là bàn đạp để Amazon tiến xa hơn trong tương lai.
Cụ thể, tại triển lãm điện tử tiêu dùng được diễn ra vào tháng 1 vừa qua, Amazon đã tuyên bố có hàng trăm thiết bị trợ lý ảo Alexa của họ được sử dụng trên khắp thế giới. Con số này lớn gấp đôi so với 100 triệu thiết bị mà Amazon bán ra vào cùng thời điểm năm ngoái.
Theo Bezos, thành công hiện tại của Amazon bắt nguồn từ sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro và giám thử nghiệm những cái mới. Trong một bức tâm thư gửi cổ đông, vị tỷ phú người Mỹ viết : "Trong kinh doanh, bạn nên biết mình đang đi đâu và làm gì. Điều đó đồng nghĩa với việc việc kinh doanh của bạn sẽ có kết quả tốt. Ngược lại, nếu như bạn cứ "lang thang" trong kinh doanh thì nó sẽ không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên chính việc "lang thang" trong kinh doanh lại giúp chúng ta tìm được những giá trị có ích".
Nguồn: CNBC