|
Logo tại trụ sở công ty Intel. Ảnh minh họa E&T |
Intel tuyên bố, bộ phận sản xuất chip theo hợp đồng chip của công ty sẽ làm việc với công ty thiết kế chip Arm nhằm đảm bảo chip điện thoại di động và các sản phẩm khác, sử dụng công nghệ của Arm sẽ tương thích với những dây chuyền sản xuất tại các nhà máy của Intel.
Tập đoàn Intel, từng là tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực chip, được gọi là bộ xử lý trung tâm (CPU). Nhưng trong một thời gian dài, ưu thế thế sản xuất công nghệ của công ty đã bị đối thủ cạnh tranh là Công ty sản xuất Linh kiện bán dẫn theo Hợp đồng Đài Loan (TSMC) lấn át, một phần do công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới đã giành được ưu thế công nghệ và sản xuất chip cho những khách hàng khổng lồ như Apple.
Nhằm giành lại được ưu thế công nghệ, chiến lược phục hồi vị thế của Intel đặt mục tiêu xoay quanh trọng tâm mở các nhà máy sản xuất của doanh nghiệp cho những công ty sản xuất chip khác, đặc biệt là những công ty sản xuất chip cho điện thoại di động. Intel cho biết, những công ty như Qualcomm Inc đang có kế hoạch sử dụng các nhà máy Intel để sản xuất các thiết kế chip trong tương lai.
Pat Gelsinger, giám đốc điều hành của Intel cho biết: “Ngày càng gia tăng nhu cầu về sức mạnh điện toán, được thúc đẩy trong tiến trình chuyển đổi số toàn xã hội, nhưng đến nay khách hàng vẫn chỉ có những lựa chọn rất hạn chế trong nỗ lực thiết kế những công nghệ di động tiên tiến nhất.
Công ty Arm, thuộc sở hữu của ngân hàng đầu tư công nghệ Nhật Bản SoftBank Group, có kế hoạch sẽ trở thành công ty đại chúng và phát hành cổ phiếu vào cuối năm 2023, là nhà cung cấp tài sản trí tuệ cho nhiều công ty chip, đặc biệt dành cho điện thoại di động. Arm có quan hệ đối tác với những nhà sản xuất chip lớn theo hợp đồng để đảm bảo những thiết kế của công ty sẽ hoạt động hiệu quả thông qua quy trình sản xuất của các doanh nghiệp.
Sự hợp tác được công bố ngày 12/4, đặt nhằm mục tiêu đưa Intel trở về vị trí ngang hàng với TSMC và Samsung Electronics của Hàn Quốc, 2 công ty hiện đang sản xuất hầu hết các chip cho điện thoại di động trên toàn thế giới.
Tháng 3, một số nguồn tin cho biết, Softbank đang xem xét những khoản thanh toán tiền bản quyền mới đối với các nhà sản xuất thiết bị trên cơ sở phần mềm được viết đặc biệt để chạy trên chip Arm, phần mở rộng cho những khoản thanh toán tiền bản quyền hiện nay, được thu cho Arm, nhà cung cấp chip silicon cho các công ty sản xuất thiết bị điện tử.
Ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu hiện đang cạnh tranh gay gắt hơn và đang có xu hướng liên kết chặt chẽ với những vấn đề địa chính trị, hình thành sự thiếu hụt nghiêm trọng những loại chip hiện đại mạnh mẽ và phổ biến.
Tháng 6/2022, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cảnh báo, cuộc khủng hoảng linh kiện bán dẫn toàn cầu có thể sẽ kéo dài đến tận năm 2023.
Tháng 7, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua Đạo luật Khoa học và CHIPS trị giá 52 tỉ USD nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn nội địa như một giải pháp dài hạn đối phó với tình trạng thiếu chip toàn cầu, đồng thời đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.
Đến tháng 1/2023, Dell - nhà sản xuất máy tính lớn thứ 3 thế giới tính theo lô hàng thông báo đang thực hiện những bước chuyển hướng quan trọng nhằm chấm dứt sử dụng những linh kiện do Trung Quốc sản xuất, bắt đầu với chip silicon và có kế hoạch chấm dứt hoàn toàn sử dụng linh kiện bán dẫn sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024.
Tại Anh, chính phủ đang bị cáo buộc đã đặt ngành công nghiệp bán dẫn của quốc gia này vào tình thế rủi ro khi liên tục trì hoãn công bố chiến lược đảm bảo an ninh cho chuỗi cung ứng chip. Các nghị sĩ trong ủy ban Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp (BEIS) cảnh báo, sự phát triển của ngành công nghiệp đang phát triển của Anh đang đối mặt với nguy cơ rủi ro gián đoạn nguồn cung cấp.
Theo E&T